Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 26 tháng 11 năm 2024,
Điểm danh 4 thị trường ASEAN điều tra hàng Việt nhiều nhất
Thế Hoàng - 19/09/2024 11:43
 
Giai đoạn vừa qua, riêng 4 thị trường ASEAN, gồm: Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan đã điều tra tới 48 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Thép phủ màu của Việt Nam đang bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Thái Lan, với mức thuế từ  4,3% đến 60,26% . Thép phủ màu của Việt Nam đang bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Thái Lan, với mức thuế từ 4,3% đến 60,26% .
Thép phủ màu của Việt Nam đang bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Thái Lan, với mức thuế từ 4,3% đến 60,26%. 

Quy mô thương mại của Việt Nam tăng nhanh, xuất khẩu năm cao điểm vượt 371 tỷ USD, dự kiến năm 2024, kinh ngạch xuất khẩu sẽ vượt xa con số này. Tuy nhiên, song hành với xuất khẩu gia tăng, hàng hóa của nước ta chịu nhiều vụ việc phòng vệ thương mại từ các quốc gia nhập khẩu.

Giai đoạn vừa qua, Việt Nam đặc biệt chú trọng vào việc tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia trong khu vực châu Á, châu Phi và châu Đại Dương nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. 

Trong ASEAN, có 4 quốc gia sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất với Việt Nam, bao gồm Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan.

Cùng đó, Việt Nam đã tận dụng các cơ hội hợp tác từ các FTA song phương với các đối tác riêng lẻ như Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Hàn Quốc, cũng như các FTA đa phương thông qua các tổ chức khu vực như ASEAN hay Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Trong 8 tháng 2024, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt 265,44 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ, trong đó có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong số này có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 62,6%).

Đến nay, hàng Việt bị khởi kiện gần 260 vụ việc phòng vệ thương mại. Riêng năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng với hàng hóa xuất khẩu nước ta, bên cạnh nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ. 

Đến hết năm 2023, Hoa Kỳ đã điều tra 59 vụ việc phòng vệ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, chiếm khoảng gần 25% tổng số vụ việc nước ngoài điều tra với hàng xuất khẩu của nước ta.

"Việt Nam đã tham gia chuỗi cung ứng khu vực, nên thường xuyên bị điều tra chung với các nước, chưa kể, một số quốc gia có xu hướng lạm dụng phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước. Ngoài ra, Việt Nam đã tham gia chuỗi cung ứng khu vực, nên thường xuyên bị điều tra chung với các nước", Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) lý giải.

Theo thống kê của Bộ Công thương, có tới 14/24 nước thuộc nhóm thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại dương đã điều tra 138/256 vụ việc phòng vệ thương mại khác nhau đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Các nước điều tra nhiều nhất là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Indonesia, Philippines …Tại châu Đại Dương, Australia cũng đã điều tra 18 vụ việc với hàng hóa Việt Nam.

Chỉ riêng trong ASEAN, 4 nước Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan đã điều tra tới 48 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hóa nước ta. Tính đến 6/2023, Malaysia đã điều tra 10 vụ việc, Indonesia đã điều tra 14 vụ việc, Philippines điều tra 14 vụ việc...

Trong 8 tháng qua, xuất khẩu sang ASEAN có sự phục hồi tốt và đạt mức tăng trưởng cao ở mức hai con số, đạt 24,5 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tăng nhanh, tất yếu, hàng Việt sẽ bị "soi" nhiều hơn và đối mặt với các vụ việc phòng vệ là khó tránh khỏi.

Thích ứng với phòng vệ thương mại
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đang phục hồi rõ nét, song thách thức cũng xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là trong bối cảnh nhiều nền kinh tế...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư