Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Điểm mặt những dự án giao thông lớn đang “đóng băng” tại TP.HCM
Gia Huy - 19/02/2019 09:58
 
Nằm trong quy hoạch hàng chục năm, thậm chí có những dư án đã động thổ xây dựng nhưng tới nay những dự án giao thông lớn tại TP.HCM vẫn “đóng băng” chưa biết ngày khởi động lại.

1: Dự án Bãi đậu xe ngầm công viên Lê Văn Tám 

Trước tình trạng thiếu nghiêm trọng bãi đậu xe tại trung tâm TP.HCM, năm 2009 UBND TP đưa ra phương án xây dựng những dự án bãi đậu xe ngầm tại trung tâm TP.

Sau động thổ ngày 8.8.2010, Dự án bãi đậu xe ngầm công viên Lê Văn Tám vẫn chỉ hình thành trên mô hình.
Sau động thổ ngày 8.8.2010, dự án bãi đậu xe ngầm công viên Lê Văn Tám vẫn chỉ hình thành trên mô hình.

Tháng 8.2010 Dự án bãi đậu xe ngầm đầu tiên của TP.HCM là dự án bãi đậu xe ngầm công viên Lê Văn Tám được động thổ xây dựng.

Dự án có tổng vốn đầu tư 110 triệu USD, được xây dựng ngầm dưới Công viên Lê Văn Tám, có tổng diện tích sàn 103.225m2, gồm 5 tầng đậu xe và hạ tầng kỹ thuật (70% diện tích) và 3 tầng thương mại, dịch vụ công cộng (30% diện tích).

Khi hoàn thành, công trình cung cấp 28 chỗ đậu xe buýt và xe tải, 1.250 chỗ đậu xe du lịch và 2.024 chỗ đậu xe gắn máy. IUS đã thuê Công ty tư vấn HTE (Singapore) lập phương án bảo tồn và di dời cây xanh. Sau khi hoàn tất hạng mục công trình ngầm, cảnh quan công viên sẽ được phục hồi theo đúng thiết kế cảnh quan (thi tuyển phương án trong quá trình xây dựng), tạo cảnh quan đẹp và khang trang với các bồn hoa, cây cảnh, đài phun nước…

Dự kiến 3 năm nữa sẽ đi vào hoạt động, góp phần giải quyết vấn nạn thiếu chỗ đậu xe trầm trọng tại TP.Thế nhưng, sau lễ động thổ không bao lâu, chủ đầu tư dự án đã cho rút hết thiết bị thi công và dừng tới nay.

Tới ngày 18.7.2018, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết dự án bãi đậu xe ngầm tại công viên Lê Văn Tám dự kiến sẽ khởi công trong trong quý 4/2018.

Cũng theo Sở Giao thông vận tải thì việc dự án nhiều năm động thổ mà chưa thi công vì do nhà đầu tư chưa thu xếp đủ tài chính nên dự án bãi đậu xe ngầm tại công viên Lê Văn Tám chưa khởi công. Tuy nhiên, tới nay đã qua Quý I năm 2019 nhưng dự án vẫn bất động không xây dựng.

2: Dự án mở rộng Quốc lộ 13  

Là trục giao thông huyết mạch của TP.HCM nối trục kinh tế Tây Nguyên nên 18 năm trước, dự án mở rộng Quốc lộ 13 được hình thành với chiều dài 4,5 km, từ ngã tư Bình Phước đến chân cầu Bình Triệu, là cửa ngõ Đông Bắc hết sức quan trọng của TP.HCM.

Quốc lộ 13, 18 năm chờ xây dựng.
Quốc lộ 13, 18 năm chờ xây dựng.

Theo kế hoạch ban đầu, dự án sẽ mở rộng 32 m, sau đó TP.HCM yêu cầu nâng lên 53 m, rồi 60 m với vốn đầu tư ban đầu là 4.733 tỷ đồng, nhưng vì không đủ vốn, nên Thành phố rút xuống mở rộng còn 43 m, tổng vốn đầu tư 3.182 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân sách Thành phố vẫn không đủ, trong khi số tiền đền bù, giải phóng mặt bằng bị đội vốn quá lớn, ngân sách thành phố khó chi trong bối cảnh nguồn vốn hạn hẹp. Do đó, dự án bị đắp chiếu nhiều năm trời.

Việc dự án hạ tầng giao thông quan trọng bị chậm tiến độ đã khiến tuyến đường Quốc lộ 13 luôn trong tình trạng kẹt xe, mặt đường xuống cấp nghiêm trọng. Trong ngân sách và kế hoạch xây dựng dự án giao thông trọng điểm của TP năm 2019 mà Sở Giao thông vận tải trình UBND TP thì vẫn không có tên dự án mở rộng tuyến Quốc lộ 13 chính vì vậy giới phân tích cho rằng đây vẫn sẽ là dự án giao thông “đóng băng” thêm nhiều năm nữa.

3: Ga Bình Triệu 17 năm bất động 

Ngay từ năm 2002, UBND TP.HCM đã đưa ra bản quy hoạch xây mới ga Bình Triệu. Nhưng vì nhiều vướng mắc mà quy hoạch xây mới ga Bình Triệu lập năm 2002 chưa được thực hiện.

Ga Bình Triệu 17 năm bất động.
Ga Bình Triệu 17 năm bất động.

Đến ngày 8/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch giao thông - vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 tại Quyết định 568/QĐ-TTg.

Theo đó, đồng ý xây dựng mới các ga trong khu đầu mối đường sắt TP.HCM, bao gồm ga khách kỹ thuật phía Bắc là ga Bình Triệu với diện tích 41 ha, ga khách trung tâm là ga Sài Gòn với diện tích 6,14 ha.

Ngay sau đó, Bộ GTVT cũng phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM, trong đó ga Bình Triệu là một trong các ga chính trong khu đầu mối, có chức năng làm đầu mối trung chuyển khách từ đường sắt sang các phương tiện giao thông công cộng khác.

Tháng 9/2013, UBND TP.HCM phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu đầu mối giao thông Bình Triệu, trong đó đất ga đường sắt có diện tích 47,35 ha.

Tưởng rằng, sau những quyết định này, ga Bình Triệu sẽ mau chóng được xây dựng sau nhiều năm trì hoãn, nhưng tới nay dự án vẫn chỉ nằm trên giấy, còn người dân khu vực dự án phải chịu khổ vì quy hoạch treo.

Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM thì việc dự án tới nay chưa thực hiện được vì theo quy hoạch ga Bình Triệu bao gồm tuyến Hòa Hưng - Trảng Bom, do Cục Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư.

Trong đó, đoạn từ ga Hòa Hưng đến ga Bình Triệu dài 8,8 km, dự kiến mức đầu tư 8.100 tỷ đồng tiền xây lắp và 15.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng. Đoạn từ ga Bình Triệu đến Trảng Bom dự kiến cần khoảng 10.000 tỷ đồng để đầu tư. Vì kinh phí xây dựng dự án quá lớn, nên Bộ Giao thông vận tải đang tìm nguồn vốn, mặc dù đã công bố quy hoạch, nhưng chưa thể cắm mốc được.

Chính vì vậy, tới nay dự án vẫn bất động, cong người dân sống trong cảnh dự án treo.

4: Quốc lộ 50 TP.HCM - Tiền Giang 

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 8/4/2013, sẽ mở rộng Quốc lộ 50 từ TP.HCM đến Lộ Dừa (Tiền Giang) dài 88 km, hoàn thiện xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.

Quốc lộ 50 xuống cấp nghiêm trọng.
Quốc lộ 50 xuống cấp nghiêm trọng.

Tháng 10/2016, UBND TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Giao thông - Vận tải đề nghị đơn vị này báo cáo với Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép TP.HCM được làm chủ đầu tư thực hiện nâng cấp mở rộng Quốc lộ 50 nối TP.HCM xuống tỉnh Long An, bởi đoạn đường Quốc lộ 50 đi qua địa phận TP.HCM chỉ dài 8,5 km chạy từ quận 8 qua huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, tới nay, dự án này vẫn chưa thực hiện được.

Đoạn đường này nếu được mở rộng, sẽ tạo cho người dân và kinh tế khu vực này phát triển mạnh mẽ bởi tầm ảnh hưởng của tuyến đừng này cho kinh tế TP.HCM và các tỉnh như Long An, Tiền Giang là rất quan trọng. Tuy nhiên, vì dự án hạ tầng giao thông chậm triển khai, nên cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn khi lưu thông tại trục đường này.

5: Dự án Vành đai 4 

Theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt năm 2011, đường Vành đai 4 TP.HCM dài gần 198 km, đi qua 5 tỉnh thành: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM và Long An. Công trình có tổng vốn đầu tư khoảng 98.537 tỷ đồng (không bao gồm phí xây cầu vượt) bằng các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, ODA, từ khai thác quỹ đất dọc tuyến đường đi qua và vốn tư nhân.

Người dân TP.HCM vẫn ngón chờ đường Vành đai 4 được xây dựng.
Người dân TP.HCM vẫn ngón chờ đường Vành đai 4 được xây dựng.

Dự án được đề xuất thực hiện theo hình thức hợp tác công tư - hợp đồng BOT (kinh doanh - xây dựng - chuyển giao) với tổng số vốn khoảng 6.273 tỷ đồng (trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 492 tỷ đồng). Công trình dự kiến được xây dựng trong 3 năm, bắt đầu từ quý I/2017.

Tuy nhiên, hiện dự án vẫn đang trong giai đoạn kế hoạch đền bù giải phóng mặt bằng và chưa thực sự biết ngày hoàn thành.

Danh sách 14 dự án giao thông vừa nhận 15.000 tỷ đồng vốn đầu tư công
Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý bố trí 7.000 tỷ đồng cho 4 dự án đường sắt; 8.000 tỷ đồng cho 10 dự án đường bộ từ nguồn vốn dự...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư