-
TTC AgriS hoàn thành hơn 50% kế hoạch niên độ 2024-2025 -
PNJ thu về 37.823 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.115 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế -
Chủ tịch, Tổng giám đốc VNSC: Rút ngắn thời gian niêm yết, trái phiếu ra công chúng sẽ hấp dẫn hơn -
Các quỹ ETF sắp mua bán cổ phiếu nào trước khi nghỉ Tết? -
500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận? -
Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu KBC
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) là nhà phát triển khu công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Quỹ đất khu công nghiệp thương phẩm có thể chuyển nhượng của công ty hiện đạt hơn 1.000 ha. Chúng tôi khuyến nghị MUA cổ phiếu KBC dựa trên định giá theo NAV khoảng 21.255 đồng/cổ phần.
Với thông tin bán đứt dự án đất vàng 4,2 ha dự án Diamond Rice Flower (Lotus Hotel), diễn biến cổ phiếu KBC tuần qua khá lình xình với những phiên tăng giảm nhẹ. Cụ thể, với 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu KBC giảm 250 đồng/Cp (-1,46%) từ mức 17.100 đồng/Cp xuống 16.850 đồng/Cp.
* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu HDG
Với việc kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh trong 3 năm tới và định giá NAV đạt 42.995 đồng/cổ phần, chúng tôi khuyến nghị Mua với cổ phiếu HDG.
Mặc dù dự kiến kết quả kinh doanh trong những năm tới tăng trưởng tốt nhưng diễn biến cổ phiếu HDG vẫn không mấy khởi sắc trong tuần qua. Với 2 phiên và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HDG chỉ tăng 500 đồng/Cp (+1,69%) từ mức 29.500 đồng/Cp lên 30.000 đồng/Cp.
* DNSC khuyến nghị hạ tỷ trọng đối với BHS
Chúng tôi cho rằng BHS có khả năng điều chỉnh về sát ngưỡng hỗ trợ tại đường giá MA9 ngày tương ứng với vùng giá 23 và sẽ dao động theo xu hướng tích lũy biên độ hẹp quanh đây và khuyến nghị nhà đầu tư hạ toàn bộ tỷ trọng đối với BHS.
Đúng như khuyến nghị của DNSC. Sau một tuần tăng vọt, cổ phiếu BHS đã chịu áp lực bán khá lớn trong tuần qua khi chịu tới 4 phiên giảm điểm và chỉ tăng duy nhất phiên giữa tuần ngày 28/6. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BHS giảm 1.400 đồng/Cp (-5,62%) từ mức 24.900 đồng/Cp xuống 23.500 đồng/Cp.
* DNSC khuyến nghị tăng tỷ trọng khi DCM điều chỉnh về vùng giá 13.5
Chúng tôi cho rằng DCM có khả năng sẽ điều chỉnh để quay về lấp gap tại vùng giá 13.5 trước khi hình thành xu hướng mới; tuy vậy, áp lực điều chỉnh sẽ không lớn và khả năng sẽ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn trong phiên. Khuyến nghị nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng khi DCM điều chỉnh về vùng giá 13.5, đây là ngưỡng hỗ trợ rất tốt trong ngắn hạn.
Mặc dù DCM có 2 phiên đầu tuần không mấy tích cực nhưng ngay khi điều chỉnh về mức giá 13.6, cổ phiếu này đã được nhà đầu tư mua mạnh trong 3 phiên tiếp theo đó giúp giá và thanh khoản tăng khá tốt. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DCM tăng 450 đồng/Cp (+3,26%) từ mức 13.800 đồng/Cp lên 14.250 đồng/Cp.
* PNS khuyến nghị mua SFG với giá mục tiêu 15.500 đồng/CP
Năm 2016, ROA của SFG đạt 7,8%, cao hơn năm 2015 ở mức 6,4%; ROE đạt 16%, cao hơn năm 2015 đạt 14,9%. ROA và ROE của công ty tăng nhẹ do lợi nhuận đã tăng trong năm 2016.
Vì vậy, khuyến nghị mua cổ phiếu SFG với giá mục tiêu 15.500 đồng/CP, vùng giá hỗ trợ 11.000-12.000 đồng/CP, vùng giá kháng cự 15.000-17.000 đồng/CP.
Mặc dù nhóm cổ phiếu phân bón được đánh giá khá tích cực trong tuần qua nhưng cũng như DCM, cổ phiếu SFG cũng không có nhiều bứt phá mạnh. Cụ thể, với 2 phiên giảm đầu tuần và cuối tuần, cùng 3 phiên tăng giữa tuần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SFG tăng 250 đồng/Cp (+1,89%) từ mức 13.250 đồng/Cp lên 13.500 đồng/Cp. So với mức giá mục tiêu 15.500 đồng/CP, giá hiện tại của SFG còn thấp hơn 14,81%.
* VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu BID
Trong năm 2018, ngân hàng giao dịch với P/E 13,2 lần so với trung bình các ngân hàng trong nước 11,4 lần, các ngân hàng ở các thị trường cận biên 9,8 lần và thị trường mới nổi 12,4 lần. Chúng tôi dự báo CAGR EPS 2016-2018 là 17,4% so với mức 11,4% của các công ty cùng ngành.
Vì vậy, chúng tôi nâng khuyến nghị của BID lên mua từ phù hợp thị trường với giá mục tiêu 24.678 đồng (tỷ lệ tăng 25% và nâng 68,9% từ giá mục tiêu trước đây là 14.614 đồng) khi sẽ là ngân hàng được hưởng lợi nhiều nhất từ dự thảo xử lý nợ xấu mới.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tuần qua đóng vai trò trụ đỡ khá tốt cho thị trường với những phiên khởi sắc. Trong đó, BID được đánh giá sẽ hưởng lợi lớn nhất từ Nghị quyết xử lý nợ xấu, dù không được như kỳ vọng nhưng cổ phiếu này cũng đã có được mức tăng nhẹ trong tuần qua.
Thống kê trong tuần qua, BID có 4 phiên tăng và duy nhất 1 phiên giảm ngày 27/6. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BID tăng 500 đồng/Cp (+2,51%) từ mức 19.900 đồng/Cp lên 20.400 đồng/Cp.
* FPTS khuyến nghị mua cổ phiếu HPG
Lợi nhuận sau thuế ước tính sẽ đạt 7.200 tỷ, vượt 20% so với kế hoạch, tương đương với EPS năm 2017 sẽ vào khoảng 4.750 đồng/cp (đã pha loãng với số cổ phiếu phát hành thêm tỷ lệ 10:2).
Theo đó, chúng tôi cập nhật kết quả định giá và khuyến nghị các nhà đầu tư nên duy trì trạng thái MUA đối với cổ phiếu HPG với mức giá mục tiêu 37.300 đồng/cp.
Không nằm ngoài đánh giá và khuyến nghị của FPST, diễn biến cổ phiếu HPG tuần qua khá khởi sắc. Với 1 phiên giảm nhẹ ngày 27/6 và 4 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HPG tăng 1.200 đồng/Cp (+3,9%) từ mức 30.800 đồng/Cp lên 32.000 đồng/Cp. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu 37.300 đồng/CP, giá cổ phiếu HPG còn thấp hơn 16,56%.
* Theo IVS, giá mục tiêu của cổ phiếu PNJ là 116.300 đồng/CP
MACD trên đồ thị ngày cũng cắt đường tín hiệu từ dưới lên cho thấy khả năng cổ phiếu đã kết thúc điều chỉnh ngắn hạn và quay lại đà tăng trung hạn. Giá mục tiêu tiếp theo cho PNJ là 116.300 đồng/CP.
PNJ là một trong những cổ phiếu thị giá cao có mức tăng phi mã kể từ đầu năm, hiện giá cổ phiếu đã vượt mức 100x. Tuy nhiên, diễn biến cổ phiếu PNJ tuần qua không mấy tích cực sau tuần giao dịch khởi sắc trước đó, với những phiên tăng giảm xen kẽ. Cụ thể, với 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PNJ giảm 200 đồng/Cp (-0,2%) từ mức 102.000 đồng/Cp xuống 101.800 đồng/Cp.
* PHS khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu DRC
Dựa vào tình hình kém khả quan của doanh nghiệp trong năm nay, mức P/E forward 10.5x là tương đối hợp lý với doanh nghiệp DRC, do vậy chúng tôi đựa ra khuyến nghị trung Lập đối với cổ phiếu DRC khi mức giá hiện tại đang là 31.600 đồng/Cổ phiếu, tương ứng với mức P/E trailing là 10.03x.
Tuần qua, cổ phiếu DRC đã chịu áp lực bán ra khá lớn và liên tiếp giảm điểm. Thống kê cả tuần, DRC có tới 4 phiên giảm và duy nhất 1 phiên tăng ngày 29/6, tổng cộng, giá cổ phiếu DRC giảm 1.450 đồng/Cp (-4,33%) từ mức 33.500 đồng/Cp xuống 32.050 đồng/Cp.
-
Phiên giao dịch chứng khoán cuối năm Giáp Thìn: Cổ phiếu vừa và nhỏ hút dòng tiền -
TTC AgriS hoàn thành hơn 50% kế hoạch niên độ 2024-2025 -
PNJ thu về 37.823 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.115 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế -
Chủ tịch, Tổng giám đốc VNSC: Rút ngắn thời gian niêm yết, trái phiếu ra công chúng sẽ hấp dẫn hơn
-
Dòng tiền yếu, nhóm VN30 “chìm” trong sắc đỏ -
Các quỹ ETF sắp mua bán cổ phiếu nào trước khi nghỉ Tết? -
500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận? -
Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn -
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025 -
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green