Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 21 tháng 01 năm 2025,
Diễn biến các cổ phiếu cần quan tâm tuần qua: Kết quả kinh doanh tốt, SCS tăng gần 8%
 
Thị trường đã có những phiên tăng khá tốt sau chuỗi ngày dài giảm sâu và nhiều cổ phiếu được các công ty chứng khoán đưa ra khuyến nghị mua bán trong tuần qua cũng có diễn biến tăng khá tốt. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu SCS

Chúng tôi nâng khuyến nghị dành cho SCS lên MUA với tổng mức sinh lời 33,3% dù chỉ điều chỉnh giảm 1% giá mục tiêu vì kể từ khi chúng tôi đưa ra báo cáo trước đến nay, giá cổ phiếu đã giảm 18%. Chúng tôi điều chỉnh giá mục tiêu để phản ánh tỷ lệ chiết khấu tăng và chỉ báo của các công ty cùng ngành giảm, được bù đắp bởi tác động của việc điều chỉnh dòng tiền chiết khấu.

SCS là mã chứng khoán của CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCSC)
SCS là mã chứng khoán của CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCSC)

Nếu trong tuần trước, bất chấp thị trường điều chỉnh mạnh, SCS vẫn vững bước thì lên thì sang tuần cuối tháng 10, cùng với tác động tích cực từ những phiên khởi sắc của thị trường và kết quả kinh doanh tăng trưởng khá tốt, cổ phiếu này tiếp tục đà tăng. Thống kê với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SCS tăng 11.200 đồng/Cp (+7,98%) từ mức 140.300 đồng/Cp lên 151.500 đồng/Cp.

* KIS khuyến nghị TRUNG LẬP dành cho PNJ

Chúng tôi dự phóng cẩn trọng doanh thu và lợi nhuận 2019 của PNJ lần lượt đạt 16.103 tỷ và 1.205 tỷ, tăng trưởng 17,9% và 21,2% YoY. EPS forward 2019 đạt 6.500đ/cp.

Sử dụng mức trung bình P/E lịch sử 5 năm của PNJ đã điều chỉnh và EPS forward 2019, chúng tôi ước tính mức giá mục tiêu cuối 2019 của PNJ là 97.700đ/cp. Tổng mức sinh lời là 2.8%, bao gồm 2.000đ cổ tức tiền mặt dự kiến. Khuyến nghị TRUNG LẬP.

Chuỗi ngày giảm trong tuần trước đã tác động khiến PNJ tiếp tục giao dịch trong sắc đỏ trong phiên chào tuần mới. Tuy nhiên, đà hồi phục đã nhanh chóng quay trở lại giúp cổ phiếu tằng tăng khá tốt. Thống kê với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PNJ tăng 5.900 đồng/Cp (+6,37%) từ mức 92.600 đồng/Cp lên 98.500 đồng/Cp.

* VCSC khuyến nghị PVD phù hợp thị trường

Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị phù hợp thị trường cho PVD với giá mục tiêu 16.500 đồng/CP (tổng mức sinh lời 5,8%). PVD hiện đang giao dịch với P/B hiện tại 0,5 lần, tỏ ra khá đắt với mức ROE chỉ 0,5%.

Sau tuần giao dịch tiêu cực với những phiên giảm mạnh hoặc nằm sàn, cổ phiếu PVD đã đảo chiều hồi phục trong tuần vừa qua. Thống kê với 4 phiên tăng, trong đó phiên 31/10 tăng trần và 1 phiên giảm duy nhất ngày 1/11, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVD tăng 1.200 đồng/Cp (+7,95%) từ mức 15.100 đồng/Cp lên 16.300 đồng/Cp. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu là 16.500 đồng/CP, giá hiện tại của PVD còn thấp hơn chút ít 1,21%.

* MBS và VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu MWG

MBS cho rằng MWG xứng đáng là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư với trong tương lai. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MWG của với giá mục tiêu 140.000 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó, VCSC giữ khuyến nghị mua  dành cho MWG và cho rằng sẽ không điều chỉnh đáng kể cho dự báo. Với những diễn biến tích cực của mô hình siêu thị mini (minimart) và khả năng thực hiện đã được khẳng định của ban lãnh đạo, chúng tôi cho rằng MWG sẽ tiếp tục là tiên phong trên thị trường bán lẻ hiện đại hiện đang bùng nổ của Việt Nam.

Vừa qua, MWG đã công bố kết quả kinh doanh hợp nhất 9 tháng đầu năm 2018 với doanh thu 65.478 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 75,8% kế hoạch cả năm; lợi nhuận sau thuế đạt 2.187 tỷ đồng, tăng trưởng 34% và hoàn thành 84,12% kế hoạch năm.

Với kết quả kinh doanh khả quan cùng diễn biến thị trường có những chuyển biến tích cực, cổ phiếu MWG đã nhanh chóng hồi phục sau phiên giảm khá mạnh ngày đầu tuần, tiếp nối đà giảm trong tuần trước. Thống kê với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MWG tăng 4.500 đồng/Cp (+4,17%) từ mức 108.00 đồng/Cp lên 112.500 đồng/Cp. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà MBS đưa ra là 140.000 đồng/Cp, giá hiện tại của MWG còn thấp hơn 19,64%.

* BSC khuyến nghị theo dõi TDT

Chúng tôi khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu TDT dựa trên kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2018 và triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới nhờ nâng cao năng lực sản xuất. Hiện tại cổ phiếu TDT đang được giao dịch với P/E trailling 12M là 5x, tương đối hợp lý trong tương quan về quy mô của công ty so với trung bình ngành (P/E trung vị của nhóm công ty dệt may so sánh là 7.26x).

Diễn biến cổ phiếu TDT trong tuần qua khá giằng co. Thống kê với 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TDT tăng nhẹ 200 đồng/Cp (+1,6%) từ mức 12.500 đồng/Cp lên 12.700 đồng/Cp.

* VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu DPM

Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục cổ phiếu của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP (mã DPM) thêm 6,8% và nâng khuyến nghị lên MUA nhờ điều chỉnh tăng dự phóng lợi nhuận 2018 và 2019 thêm lần lượt 21,7% và 19,4%, trong bối cảnh triển vọng cải thiện cho giá urê.

Là một trong những doanh nghiệp tiên phong công bố báo cáo tài chính quý III/2018 với lợi nhuận trước thuế 9 tháng ước đạt 625 tỷ đồng, vượt tới 41% kế hoạch cả năm do tổ hợp dự án mới đi vào hoạt động làm gia tăng sản lượng. Đây là thông tin nguồn hỗ trợ tích cực giúp DPM có những phiên khởi sắc trong tuần qua bên cạnh xu hướng chung của thị trường.

Thống kê với 3 phiên tăng, 1 phiên đứng giá vào đầu tuần 29/10 và 1 phiên giảm ngày 1/11, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DPM tăng 800 đồng/Cp (+4,44%) từ mức 18.000 đồng/Cp lên 18.800 đồng/Cp.

* BSC cho rằng, xu hướng tăng có thể chấm dứt, PHR sẽ điều chỉnh

PHR là cổ phiếu thuộc ngành cao su đang nằm trong xu hướng tăng giá trung hạn. Chỉ báo RSI tiếp cận Bollinger dưới, chỉ báo MACD cho tín hiệu phân kỳ liên tiếp và giá PHR tăng nhưng khối lượng giao dịch lại giảm trong 2 tuần gần đây cho thấy xu hướng tăng giá có thể sẽ chấm dứt. Nhiều khả năng một điều chỉnh sẽ xảy ra với PHR.

Với nhận định thiếu tích cực, cổ phiếu PHR đã rung lắc và có những phiên điều chỉnh nhẹ, tuy nhiên tổng kết chung cổ phiếu này vẫn có được mức tăng nhẹ. Thống kê với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PHR tăng 850 đồng/Cp (+3%) từ mức 28.050 đồng/Cp lên 28.900 đồng/Cp.

* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu ACB

Dựa trên những luận điểm đã phân tích và mức giá tính toán, chúng tôi ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu ACB trong mục tiêu ngắn đến trung hạn. Trong dài hạn, chúng tôi sẽ cần theo dõi thêm khả năng cạnh tranh của ACB trong mảng bán lẻ để đánh giá chính xác mức tăng trưởng của ngân hàng.

Sau những phiên liên tiếp quay đầu giảm, tác động thiếu tích cực tới thị trường, nhòm cổ phiếu vua đã trở lại trong tuần qua, giúp các chỉ số có những phiên khởi sắc. Trong đó, ACB cũng không ngoại trừ. Cụ thể, với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu ACB tăng 2.100 đồng/Cp (+7,42%) từ mức 28.300 đồng/Cp lên 30.400 đồng/Cp.

* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu BMP

Mặc dù biên lợi nhuận đang có xu hướng giảm, tuy nhiên với lợi thế về sức khỏe tài chính lành mạnh và khả năng nâng cao quản trị với sự tham gia của Nawaplastic Industries cùng tiềm năng tăng trưởng từ ngành nhựa xây dựng và bất động sản, chúng tôi cho rằng BMP vẫn là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư.

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu BMP với giá mục tiêu 12 tháng 77.000 đồng/cổ phiếu.

Diễn biến cổ phiếu BMP khá giằng co với những phiên tăng giảm xen ké sau tuần giao dịch điều chỉnh trước đó. Cụ thể, với 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BMP giảm nhẹ 200 đồng/Cp (-0,35%) từ mức 56.500 đồng/Cp xuống 56.300 đồng/Cp.

* ACBS khuyến nghị mua cổ phiếu VHC

Mức giá mục tiêu mới đạt được cho năm 2019 là 127.800đ/cp (31,1% TSR), tương đương với 9,3x EPS dự phóng năm 2019. Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị MUA đối với cp VHC do chúng tôi nhận thấy 2019 sẽ là một năm tốt đối với ngành thủy sản, đặc biệt khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực dự kiến vào đầu năm 2019, sẽ giúp đẩy mạnh xuất khẩu vào EU với mức thuế giảm trừ từ 14% xuống 0%. Điều này đặc biệt quan trọng với VHC khi EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của VHC, chiếm 11% kim ngạch xuất khẩu.

Mặc dù được phân tích và đánh giá triển tương lai tươi sáng nhưng diễn biến cổ phiếu VHC không được như mong đợi. Thống kê với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VHC tăng 1.500 đồng/Cp (+1,6%) từ mức 93.300 đồng/Cp lên 94.800 đồng/Cp. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu 127.800 đồng/CP, giá hiện tại của VHC còn thấp hơn 25,82%.

* VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu FRT

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho FRT với quan điểm khả quan về tăng trưởng mảng điện thoại di động, trong khi quá trình mở rộng chuỗi dược phẩm đang tăng tốc, củng cố tốt cho triển vọng dài hạn của FRT.

Trái với khuyến nghị của VCSC, tuần qua, FRT có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FRT giảm 1.900 đồng/Cp (-2,6%) từ mức 72.900 đồng/Cp xuống 71.000 đồng/Cp.

Thị trường chứng khoán: VN-Index về vùng đáy, nhà đầu tư có nên mua vào?
1 tháng qua, VN-Index từ trên 1.020 điểm giảm xuống dưới 890 điểm. Trước đó, đầu tháng 7, chỉ số giảm xuống dưới ngưỡng này, sau đó “lừ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư