
-
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Hưng Yên
-
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính
-
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
-
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ tại An Giang
-
Cảng biển tạm dừng hoạt động, Hải quan Hải Phòng lập 3 tổ công tác ứng phó bão -
[Longform] Hà Nội trong hành trình xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, vì dân
![]() |
Diễn đàn Cải cách và Phát triển năm 2019. |
Có khá nhiều điểm đáng chú ý trong chủ đề “Việt Nam: Hành động để phục hồi tăng trưởng theo hướng bao trùm và bền vững trong kỷ nguyên Covid-19” của Diễn đàn Cải cách và Phát triển (VRDF) 2020.
Trong chủ đề trên, “Hành động để phục hồi tăng trưởng” có lẽ là điều đã được nhắc tới lâu nay. “Tăng trưởng bao trùm và bền vững” cũng tương tự. Nhưng sự kết nối giữa “hành động để phục hồi tăng trưởng”, “bao trùm và bền vững” và trong “kỷ nguyên Covid-19” lại hàm chứa nhiều điều, về định hướng chiến lược phát triển trong giai đoạn tới của Việt Nam.
Nói như vậy là vì, trước đây, cụm từ “hậu Covid-19” đã luôn được nhắc tới. Các kế hoạch, kịch bản phục hồi kinh tế đều trông chờ vào giai đoạn “hậu Covid-19”, nhưng giờ là “kỷ nguyên Covid-19”. Điều đó có nghĩa, chúng ta đã xác định “sống chung” với Covid-19.
Không chỉ Việt Nam, mà cả thế giới. Tất cả đều xác định rằng, đại dịch Covid-19 chưa thể sớm kết thúc. Vì thế, muốn hành động để phục hồi kinh tế, muốn xây dựng chiến lược 10 năm, kế hoạch 5 năm tới, hay trước nhất là kế hoạch năm 2021, đều phải đặt trong bối cảnh Covid-19 đang hiện hữu.
Đó là sự chủ động cần thiết. Cần đặt ra tất cả các yếu tố sẽ tác động tới kinh tế thế giới và Việt Nam, bao gồm cả Covid-19, cách mạng công nghiệp 4.0, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, biến đổi khí hậu… Cần lường trước các thách thức và có kế hoạch hành động để chủ động vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội, trước mắt là phục hồi, sau đó là tăng tốc, phát triển.
Hơn thế, không chỉ là “hành động để phục hồi tăng trưởng”, mà còn là tăng trưởng theo hướng “bền vững và bao trùm”. Đây là hai mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đã đặt ra lâu nay, những kết quả thực hiện chưa như mong đợi, nhất là khi tốc độ tăng trưởng đã được cải thiện trong những năm gần đây, đặc biệt là trong hai năm 2018-2019, nhưng chưa đủ sức đưa nền kinh tế bứt phá, nguy cơ tụt hậu, sập bẫy thu nhập trung bình vẫn còn…
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi đánh giá về việc thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm cũng đã thẳng thắn rằng, kết quả phát triển kinh tế - xã hội trên nhiều mặt vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và thiếu tính bền vững.
Không chỉ tăng trưởng kinh tế thấp hơn mục tiêu đề ra, chất lượng tăng trưởng cũng chưa cải thiện nhiều. Mặc dù mức đóng góp của các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng cao, bình quân giai đoạn 2016-2020 ước khoảng 45%, vượt mục tiêu đề ra (30-35%), song năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, chưa thực sự dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Chưa kể, tăng trưởng nhưng vẫn tồn tại những mặt trái như gây ô nhiễm môi trường, tiêu hao năng lượng. Chiến lược tăng trưởng xanh dù đã đặt ra từ lâu, nhưng chưa thực hiện được bao nhiêu. Như thế, thật khó để nói về tăng trưởng bền vững.
Còn về tăng trưởng bao trùm, cũng không thể nói là thành công, khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định rằng, chênh lệch giàu - nghèo có xu hướng gia tăng, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn; khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng, miền còn khá lớn. Thậm chí, Covid-19 còn làm khoảng cách này doãng thêm, có chuyên gia kinh tế còn dùng chữ “K” để ví von về sự phân hóa ngày càng rõ giữa hai hướng giàu - nghèo. Đây cũng là một thách thức cần đề cập.
Hẳn nhiên, “hành động để phục hồi tăng trưởng” là điều mà tất cả quốc gia đang hướng tới, không riêng Việt Nam. Bởi thế, “Hành động để phục hồi tăng trưởng theo hướng bao trùm và bền vững trong kỷ nguyên Covid-19” chính là vấn đề đại sự của kinh tế Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đang chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ XIII, đang xây dựng Chiến lược 10 năm 2021-2030, Kế hoạch 5 năm 2021-2026.
Thêm một lần nữa, VRDF có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Những ý kiến thảo luận, khuyến nghị chính sách của các học giả, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước sẽ là một gợi ý chính sách quý báu cho Việt Nam khi chúng ta chuẩn bị bước vào kỷ nguyên phát triển mới.
Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam 2020
Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam 2020 sẽ chính thức khai mạc vào ngày mai (29/9) với chủ đề “Việt Nam: Hành động để phục hồi tăng trưởng theo hướng bao trùm và bền vững trong kỷ nguyên Covid-19”. Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Diễn đàn.
Diễn đàn có hai phiên thảo luận với chủ đề “Covid-19 và hành động của Việt Nam nhằm nắm bắt cơ hội, nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu” và “Chuyển đổi số và chuyển dịch cơ cấu theo hướng bao trùm và bền vững”. Diễn đàn được tổ chức theo hai hình thức trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, 11 Lê Hồng Phong (Hà Nội) và trực tuyến.

-
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Hưng Yên
-
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính
-
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
-
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ tại An Giang -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại Hải Phòng -
Cảng biển tạm dừng hoạt động, Hải quan Hải Phòng lập 3 tổ công tác ứng phó bão -
[Longform] Hà Nội trong hành trình xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, vì dân -
Cục Hải quan ban hành công điện khẩn ứng phó với cơn bão số 3 (WIPHA) -
Tăng trưởng bền vững phải dựa vào thị trường nội địa -
Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
1 Đề xuất tính thuế dựa trên số lần giao dịch bất động sản, cao nhất lên tới 10% giá bán
-
2 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
3 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
4 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo