Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Diễn đàn M&A 2016: Cách tạo vốn cho từng thương vụ
Gia Huy – Hồng Phúc - 18/08/2016 23:08
 
Trong những thương vụ M&A, vấn đề luôn làm các doanh nghiệp nhức đầu và tác động lớn nhất đến sự thành công của M&A đó là vốn. Câu hỏi được các nhà đều tư đặt ra đó là phải làm sao tạo ra dòng vốn khi thực hiện các thương vụ.
TIN LIÊN QUAN

Theo nhiều nhà đầu tư, vấn đề khó khăn này có thể khắc phục được. 

Theo ông Phan Lê Hòa, Giám đốc Thị trường vốn và Quan hệ nhà đầu tư của Tập đoàn Novaland cho rằng cấu trúc tài chính của doanh nghiệp khi đi M&A thông thường gồm 02 phần: nợ (debt) chiếm khoảng 75-80% trong cấu trúc và cổ phần (equity) chiếm khoảng 20-25% trong cấu trúc. Về nợ, các phương thức huy động chủ yếu bao gồm phát hành trái phiếu, vay ngân hàng, tổ chức tín dụng. Về cổ phần thì sẽ là huy động vốn qua cổ phần ưu đãi, cổ phần phổ thông theo hình thức phát hành riêng lẻ với nhà đầu tư tổ chức trong nước và nước ngoài, hoặc đại chúng thông qua thị trường chứng khoán. Năm 2015, Tập đoàn Novaland đã huy động được 50 triệu USD từ các nhà đầu tư. Năm 2016, chúng tôi sẽ tiếp tục huy động thêm hơn 100 triệu USD qua phát hành riêng lẻ và sau đó niêm yết vào cuối năm 2016”, ông Hòa nói.

.
.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng có thể đi vay vốn ở thị trường quốc tế. ngoài ra, doanh nghiệp có thể tự tìm kiếm nguồn vốn trong nước bằng tài sản thế châp rồi phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Còn ông Nguyễn Thanh Ngữ, Tổng giám đốc Công ty TTCS thuộc Tập đoàn Thành Thành Công  cho rằng, doanh nghiệp cũng còn một cách để huy động vốn đó là chọn đối tác cho phù hợp với mục tiêu, hoàn thiện giá trị để tăng năng lực cạnh tranh.

“Kinh nghiệm từ thương vụ của chúng tôi khi sáp nhập công ty đường Gia Lai cho mục tiêu mở rộng thị phần, thị trường, vùng nguyên liệu ở miền trung để khắc phục hạn chế trước đây là bị giới hạn vùng nguyên liệu. Chúng tôi đã cân nhắc M&A công ty trong ngành đường và mở rộng các công ty không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Đông Nam Á”, ông Ngữ chia sẻ.

Ngoài ra, ông còn cho rằng để câu chuyện hậu M&A được hiệu quả thì doanh nghiệp phải  xem xét đối tác như thế nào, đối tác có thể hoàn thiện khâu nào trong chuỗi giá trị của công ty mình để ngay từ đầu có thể hạn chế rủi ro.

“Theo tôi quan sát để thương vụ M&A thành công thì 2 doanh nghiêp cũng phải mất ít nhất 6 tháng để hợp. Còn nếu M&A với các doanh nghiệp nhà nước thì rất lâu cũng phải mất từ 1-2 năm vì quan điểm khác biệt, tính chủ động không được cao, tư duy hướng đến khách hàng, cách làm việc để kéo mọi người đồng nhất với nhau.

Trong khi đó, ông Ryu Trento, Tael Partners cho rằng doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng 4 cách chính : Thứ nhất là vay từ ngân hàng, kênh thứ 2 là gia đình, bạn bè, hay công ty có mối quan hệ, kênh thứ 3 là kết hợp với nhà đầu tư chiến lược nhưng phải thẩm định, rà soát thật kĩ, đặc biệt về pháp lý, tài chính. Và kênh thứ 4 là tìm kiếm những công ty đã IPO nhưng cũng phải mất 3-4 năm để đánh giá chọn lựa.

Từ góc độ của đơn vị tư vấn, ông Phạm Văn Thinh, Tổng giám đốc Công ty Deloitte Việt Nam cho rằng, bản thân doanh nghiệp phải hiểu rõ tình hình tài chính, ưu thế, đặc trưng riêng của công ty mình để hợp tác với nhà đầu tư. Ngoài ra, có ban quản lí công ty đủ năng lực, cam kết làm việc lâu dài không lo ngại vấn đề nhà lấy mất quyền điều hành tại công ty.

“Tôi thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng cho việc tham gia vào đàm phán thương vụ M&A, ban quản trị công ty cũng không đủ khả năng chứng minh về tiềm lực của công ty để xây dựng độ tin cậy cho nhà đầu tư. Như vậy, doanh nghiệp cần phải có sự cởi mở chia sẻ những thông tin quan trọng, liên quan với đối tác để M&A có hiệu quả”, ông Thinh nói.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư