
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
Trong số 18 khu kinh tế ven biển trên cả nước đã được thành lập, Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải được đánh giá có sức hấp dẫn đặc biệt, khi có hệ thống cảng biển đồng bộ, đặc biệt là Cảng nước sâu Lạch Huyện; kết nối thuận tiện với Cảng hàng không quốc tế Cát Bi và mạng lưới giao thông đường bộ (hầu hết là đường cao tốc) tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố trong vùng, miền Bắc, cả nước.
Theo ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, sau 15 năm thành lập (từ năm 2008), Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải đã phát huy rất tốt vai trò, vị thế và kỳ vọng của Thành phố, các nhà đầu tư. Giờ đây, khu kinh tế này đã là một khu kinh tế tổng hợp, năng động, đa ngành, đa lĩnh vực, với lĩnh vực chủ yếu là phát triển kinh tế hàng hải, trọng tâm là phát triển dịch vụ cảng - một trong những trung tâm kinh tế biển của vùng biển phía Bắc và cả nước.
Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải ra đời là chủ trương đúng đắn của Thành ủy, HĐND, UBND TP. Hải Phòng, cùng sự ủng hộ, giúp đỡ tận tình, hiệu quả của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương. “Sự phát triển của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải cũng là minh chứng khẳng định sự năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết liệt hành động của lãnh đạo Thành phố để khu kinh tế này có quy mô và hoạt động hiệu quả như ngày nay”, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng khẳng định.
Đến thời điểm hiện tại, Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải đã thu hút được 408 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư 22,19 tỷ USD và 203 dự án trong nước với 13,68 tỷ USD. Quan trọng hơn, khu kinh tế này đã trở thành cứ điểm của nhiều nhà đầu tư lớn, tham gia sâu chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành một điểm sáng quan trọng trong thu hút đầu tư của TP. Hải Phòng, với các dự án lớn của Tập đoàn LG (tổng vốn 9,24 tỷ USD); VinFast (khoảng 7,6 tỷ USD), Brigdestone (1,2 tỷ USD), Regina Miracle International (1 tỷ USD), Pegatron (gần 900 triệu USD)...
“Khu kinh tế mới dự kiến thành lập hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện cả về cơ sở pháp lý cũng như quy mô, diện tích, tính chất, chức năng. Việc thành lập khu kinh tế này nhằm tận dụng dư địa phát triển của các khu công nghiệp và Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải hiện tại; khai thác hiệu quả hạ tầng logistics trong khu vực, kết nối với các khu kinh tế lân cận như Thái Bình, Quảng Yên, Vân Đồn, để tạo thành chuỗi khu kinh tế ven biển, trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng Đồng bằng sông Hồng”, ông Kiên khẳng định.
Dự kiến, tổng diện tích dự kiến của khu kinh tế mới khoảng 20.000 ha. Tại đây sẽ có các công trình hạ tầng quan trọng như sân bay Tiên Lãng; cảng Nam Đồ Sơn; hệ thống cảng dọc sông Văn Úc; trung tâm logistics Kiến Thụy; trung tâm logistics Tiên Lãng...; các tuyến giao thông chính gồm cao tốc ven biển, Quốc lộ 37, các tuyến giao thông khác...
Đánh giá về sự cần thiết thành lập khu kinh tế mới, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, muốn một địa phương, nền kinh tế tăng trưởng để tạo ra sự thịnh vượng cho người dân, thì tốc độ tăng trưởng bình quân phải đạt 9 - 10% và kéo dài nhiều năm liền. Như vậy, cần phải có động lực tăng trưởng và duy trì được dài hạn.
“Việc xây dựng nhiều khu kinh tế, thậm chí là khu kinh tế tự do sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới. Sắp tới đây, thể chế kinh tế toàn quốc cũng phải thay đổi, nếu không thì không thể thúc đẩy động lực tăng trưởng và các địa phương phải vì sự phát triển kinh tế mà đi đầu, đi trước trong việc tạo ra một không gian phát triển mới”, ông Cung nói.
Trong phạm vi khu kinh tế mới dự kiến thành lập, đã có một số khu công nghiệp được xác định trong Điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Hải Phòng gồm Tân Trào (500 - 550 ha), Ngũ Phúc (450 - 500 ha), Tiên Lãng 1 (600 - 700 ha), Tiên Lãng 2 (500 - 550 ha), Khu công nghiệp sân bay Tiên Lãng (450 - 500 ha), Khu vực phát triển công nghiệp Trấn Dương - Hòa Bình (800 - 900 ha). Tất cả đều đang trong quá trình nghiên cứu quy hoạch, chưa thực hiện các thủ tục để thành lập.
Như vậy, khu kinh tế ven biển phía Nam có tính khả thi rất cao, là sự phát triển tất yếu của Hải Phòng. Đương nhiên, sẽ còn rất nhiều việc phải làm, nhiều nội dung cần điều chỉnh, nhưng về cơ bản, diện mạo khu kinh tế mới đã thành hình. Hải Phòng sẽ có thêm nhiều cơ hội, dư địa rộng lớn để phát triển bứt phá, thực hiện thành công Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, xứng đáng với vai trò động lực phát triển của vùng và cả nước.

-
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29 -
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9 -
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng