-
Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu hoàn thiện dự thảo bảng giá đất điều chỉnh trong ngày 16/10 -
Hủy thông báo mời thầu và dừng chọn nhà đầu tư Dự án nhiệt điện LNG Nghi Sơn -
“Lắng nghe nông dân nói" về mong muốn mở rộng sản xuất, nhưng vướng về đất đai -
Bình Định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự lãnh đạo -
Doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vào Đà Nẵng -
Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quy chế phối hợp công tác
Nếu chỉ quan sát dựa trên số liệu ước tính, thì riêng quyết định điều chỉnh giá xăng dầu gần đây sẽ khiến CPI tháng 8/2013 tăng thêm 0,15 điểm phần trăm. Việc tăng giá điện sẽ góp phần làm CPI tăng thêm ít nhất 0,6 điểm phần trăm nữa.
Điện, xăng dầu là đầu vào của mọi ngành hàng sản xuất, việc tăng giá gián tiếp đối với hàng hóa là không nhỏ |
Đó mới là tác động trực tiếp (tác động vòng 1) của việc tăng giá điện, xăng dầu vào CPI.
Tác động gián tiếp ở các vòng tiếp theo sẽ rất khó đoán, nhưng chắc chắn là không nhỏ, vì điện, xăng dầu là đầu vào của mọi ngành hàng sản xuất.
Trên lý thuyết, khi tăng giá hàng hóa, dịch vụ thì ngân sách tăng được thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nhưng thực tế không hẳn như vậy bởi một khi giá đầu vào tăng, thì giá thành sản xuất cùng giá bán sẽ tăng theo.
Khi đó, sức cạnh tranh của hàng hóa bị giảm, hàng loạt doanh nghiệp sẽ phải tính lại kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, nguồn thu ngân sách không chỉ giảm trong ngắn hạn. Trong bối cảnh sức cầu của nền kinh tế từ mức tăng trưởng 23-24% những năm trước đây giảm xuống 18% vào năm 2012 và 12% trong 7 tháng đầu năm nay, thì giá hàng hoá tăng cao sẽ càng khiến mức tiêu dùng của người dân sụt giảm, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sẽ khó khăn hơn.
Chính phủ đã đặt nhiệm vụ cho các bộ, ngành phải kiềm chế tốc độ CPI năm nay tối đa là 6,5%. Cho dù 7 tháng đầu năm, CPI mới tăng 2,68%, song thực hiện mục tiêu này không dễ, nếu nhìn lại diễn biến CPI 5 tháng cuối năm 2012. Cụ thể, với vài lần tăng giá xăng dầu, từ mức 21.900 đồng lên 23.150 đồng/lít xăng và 2 lần điều chỉnh tăng giá điện, trong đó có một lần được loại trừ do tăng vào cuối năm 2012, CPI trong 5 tháng cuối năm 2012 đã tăng thêm 4,59% và cả năm 2012 là 6,81%.
Dù muốn hay không, thì giá điện, xăng dầu, gas, nước sạch sinh hoạt… viện phí cũng đã tăng. Hàng triệu người làm cho khu vực nhà nước chưa kịp vui mừng vì được tăng lương tối thiểu mỗi tháng thêm 100.000 đồng, đã ngay lập tức phải chi thêm hàng chục khoản do xăng dầu, gas, điện, học phí, viện phí… đồng loạt tăng.
Không cần tra cứu cũng rất dễ nhận ra rằng, mỗi khi Nhà nước thực hiện chính sách nhằm tăng thu nhập cho người dân thì nhiều doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ công, hàng hóa thiết yếu do Nhà nước định giá lại tìm cách để tăng giá với lý do muôn thủa: “Giá cả hàng hóa, dịch vụ phải tiến dần đến giá thị trường”.
Trong cơ chế thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ (kể cả giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, bình ổn giá) phải bám theo giá thị trường, nếu không sẽ khiến thị trường méo mó, không phản ánh chính xác hiệu quả của từng doanh nghiệp lẫn nền kinh tế. Vấn đề đặt ra là tăng giá vào lúc nào, tăng bao nhiêu để hạn chế đến mức thấp nhất có thể những tác động tiêu cực đến đời sống người dân, đến nền kinh tế và kiềm chế lạm phát.
Hy vọng từ nay đến cuối năm, giá những loại hàng hóa, dịch vụ này ổn định như hiện nay; các loại hàng hóa, dịch khác do Nhà nước định giá tiếp tục được kiềm chế. Như vậy mới tăng được cầu của nền kinh tế; tạo niềm tin để phần đông doanh nghiệp bỏ vốn vào sản xuất, kinh doanh; thu nhập thực tế của mỗi gia đình nhờ tăng lương, giảm thuế, tăng năng suất lao động được cải thiện, vì không phải chi quá nhiều cho điện, xăng dầu, học phí hay viện phí.
Mạnh Bôn
-
Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu hoàn thiện dự thảo bảng giá đất điều chỉnh trong ngày 16/10 -
Hai kịch bản tăng trưởng của VEPR, một trong số đó quý IV sẽ đi ngang -
Hủy thông báo mời thầu và dừng chọn nhà đầu tư Dự án nhiệt điện LNG Nghi Sơn -
“Lắng nghe nông dân nói" về mong muốn mở rộng sản xuất, nhưng vướng về đất đai
-
Bình Định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự lãnh đạo -
Nâng chế độ bồi dưỡng với người trực tiếp khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh -
Doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vào Đà Nẵng -
Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quy chế phối hợp công tác -
Tăng trưởng điện ở miền Bắc đạt 10,3% -
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm của Thủ tướng Lý Cường -
Hải Phòng thúc đẩy quan hệ hợp tác với tỉnh Gunma (Nhật Bản)
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm