
-
Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân sẽ đề xuất nhiều giải pháp mạnh mẽ, cụ thể
-
Công nghiệp tiếp tục là trụ đỡ cho tăng trưởng của Quảng Nam
-
Quý I/2025, GRDP Hải Phòng tăng 11,07%, xếp thứ 6 cả nước
-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm
-
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình -
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
![]() |
Ngày 31/7/2013, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 19/2013/TT-BCT quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện.
Theo đó, kể từ ngày 1/8/2013, giá bán điện bình quân được nâng lên mức 1.508,85 đ/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 71,85 đ/kWh tương ứng tăng 5% so với giá bán điện bình quân đang áp dụng là 1.437 đ/kWh.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giải thích, việc điều chỉnh giá bán điện lần này để bù đắp một phần chi phí phát điện tăng lên do tăng giá than và tăng giá khí.
Đặc biệt là giá than từ ngày 20/4/2013 tăng từ 37 - 41% tùy từng loại than.
Lần điều chỉnh giá bán điện này không có sự thay đổi về đối tượng áp giá, cơ cấu biểu giá mà chỉ điều chỉnh mức giá đối với các đối tượng theo quy định tại Quyết định 268/QĐ-TTg ngày 23/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Mức giá bán điện sinh hoạt bậc thang từ 0 đến 50 kWh áp dụng cho hộ nghèo và thu nhập thấp không thay đổi.
EVN dự tính, với biểu giá bán điện ban hành kèm theo Thông tư số 19/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương, các hộ nghèo và thu nhập thấp sử dụng điện sinh hoạt đến 50 kWh/tháng sẽ không tăng chi. Trong khi đó, các hộ sử dụng điện sinh hoạt 100 kWh/tháng tăng chi 6.800 đ/tháng, sử dụng 150 kWh/tháng tăng chi 10.650 đ/tháng, sử dụng 200 kWh/tháng tăng chi 15.500 đ/tháng, sử dụng 300 kWh/tháng tăng chi 26.000 đ/tháng, sử dụng 400 kWh/tháng tăng chi 37.200 đ/tháng.
Đây là lần đầu tiên trong năm 2013, Bộ Công thương cho phép EVN tăng giá điện kể từ lần điều chỉnh gần nhất là 22/12/2012. Việc tăng giá điện trong bối cảnh lạm phát đã được điều chỉnh xuống mức thấp cũng như lộ trình đưa giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý về với giá thị trường là điều đã được dự báo trước và khó tránh khỏi.
Thậm chí, theo tính toán của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia đưa ra hồi cuối tháng 6, dư địa để tăng giá điện trong 2013 có thể lên tới từ 10-15% (bao gồm cả điều chỉnh giá than bán cho điện).
Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 30/7, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, “chúng ta không có lựa chọn nào khác” trong việc phải tăng giá điện để giá cả mặt hàng này trở về với giá thị trường, qua đó thu hút đầu tư vào ngành điện.
Bích Diệp - Dân trí

-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm -
Chính phủ thành lập tổ phản ứng nhanh sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng -
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình -
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế -
Thuế 46% đối với Việt Nam: Chuyển dịch chuỗi cung ứng, định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn