
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
-
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025
![]() |
Bộ Xây dựng đã có công văn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cho ý kiến về đề xuất điều chỉnh dự án nhà máy Xi măng Chinfon. |
Bộ Xây dựng đã có công văn 2711/BXD-VLXD gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cho ý kiến về đề xuất điều chỉnh dự án nhà máy Xi măng Chinfon.
Dự án được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp giấy chứng nhận đầu tư số 7636888570 lần đầu ngày 24/12/1992, lần thứ tám ngày 25/5/2018 trong đó quy mô của dự án có công suất 3.696.000 tấn xi măng/năm.
Dự án nhà máy Xi măng Chinfon nằm trong Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 (viết tắt là Quy hoạch 1488), trong đó gồm 2 dây chuyền, mỗi dây chuyền có công suất 1.400.000 tấn xi măng/năm tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Ngày 26/8/2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP, trong đó tại mục 7 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết đã bãi bỏ Quy hoạch 1488.
Theo báo cáo tại văn bản số 1491/KHĐT-KTĐN ngày 07/6/2022 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng đề xuất điều chỉnh quy mô dự án từ sản xuất xi măng với công suất 3.696.000 tấn xi măng/năm thành sản xuất xi măng với công suất 4.200.000 tấn xi măng/năm.
Trên cơ sở báo cáo giải trình ngày 13/4/2022 của Công ty Xi măng Chinfon lý do điều chỉnh thay đổi công suất sản xuất xi măng do áp dụng quy định mới về tỷ lệ phối trộn phụ gia, theo đó tăng tỷ lệ sử dụng phụ gia là chất thải công nghiệp làm nguyên liệu thay thế clinker.
Ngày 18/8/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1266/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050, quy định: “Tỷ lệ sử dụng clinker trong sản xuất xi măng trung bình toàn ngành tối đa ở mức 65%; phụ gia cho xi măng sử dụng tối thiểu 35%”.
Như vậy, việc đầu tư để tăng tỷ lệ sử dụng phụ gia cho xi măng, không tăng sản lượng khai thác mỏ khoáng sản làm xi măng của Dự án là phù hợp với quy định tại Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025 -
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình -
Thị trường M&A “nguội lạnh” vì thương chiến -
Mộc Châu Milk: Phát triển bền vững nhờ nắm bắt xu hướng thị trường, dẫn đầu công nghệ
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)