-
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn -
Đồng Tháp lập Tổ kiểm tra, đôn đốc giải ngân đầu tư công năm 2024 -
Ninh Thuận tăng chiều dài, giảm vốn đầu tư dự án đường nối cao tốc với cảng biển -
Long An tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại châu Âu -
Dự án Cảng cá Tịnh Hòa giải ngân “nhỏ giọt”, Quảng Ngãi yêu cầu làm rõ trách nhiệm
Sáng 13/11, Quốc hội thảo luận tổ về Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Trước đó, Tờ trình về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành của Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh về quy mô, thời gian thực hiện Giai đoạn 1 dự án theo hướng: bổ sung thêm một đường cất hạ cánh (Đường cất hạ cánh số 3) và “nới” tiến độ hoàn thành sang cuối năm 2026 thay vì cuối năm 2025 như hiện nay.
Phát biểu tại thảo luận tổ sáng nay, các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ nhất trí với tờ trình của Chính phủ.
Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, việc điều chỉnh dự án như tờ trình của Chính phủ là rất cần thiết. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, dự án đã được trình Quốc hội điều chỉnh nhiều lần (cứ 1-2 năm lại điều chỉnh), việc phải đưa ra trình Quốc hội lấy ý kiến nhiều lần, quyết các chi tiết cụ thể dẫn đến thời gian dự án bị kéo dài. Vì vậy, tới đây khi sửa Luật Đầu tư công, theo phân cấp, phân quyền mà giao Chính phủ linh hoạt quyết định.
Đại biểu Huỳnh Thành Chung (Bình Phước) cũng cho rằng, việc bổ sung thêm một đường băng giai đoạn 1 là rất cần thiết với sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đàm bảo an toàn và liên tục vận hành (đường băng này bảo trì thì sẽ có đường băng khác hoạt động). Phương án vốn cũng đã được tính toán kỹ, không ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư.
Tuy vậy, đại biểu kiến nghị cần Bộ Giao thông - Vận tải và Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) phải cân nhắc nguồn dự phòng. Theo đó, nguồn để thực hiện đường băng bổ sung một phần sẽ lấy từ quỹ dự phòng, vậy nếu trong quá trình thực hiện các hạng mục đã được phê duyệt, nếu có sự thay đổi về quy mô, kỹ thuật… thì không còn nguồn dự phòng để xử lý.
Đại biểu Huỳnh Thành Chung đề nghị, Dự thảo Nghị quyết cần nêu rõ ưu tiên sử dụng tối đa nguồn dự phòng để xây dựng đường băng bổ sung, song trường hợp bất khả kháng cần cho phép chính phủ bổ sung ngân sách.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy. |
Liên quan tới dự án này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho hay, theo thiết kế, đến thời điểm hoàn thành, sân bay Long Thành sẽ có 4 đường cất hạ cánh, các đường băng này được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, có thể hạ cất cánh đồng thời cùng lúc.
Hiện nay, tại sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất có 2 đường băng cất hạ cánh song không đảm bảo khoảng cách đủ lớn nên không thể cất hạ cánh đồng thời, phải mất thời gian chờ, có khi kéo dài 5-10 phút gây lãng phí.
Kiểm trả thực tế cho thấy, dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 đang phù hợp cho xây dựng Đường hạ cất cánh số 3. Nếu để đến tận giai đoạn 3 mới thực hiện như phương án hiện tại sẽ ảnh hưởng đến vận hành, gây tiếng ồn và mất an inh cho Đường hạ cất cánh số 1 khi vận hành. Bên cạnh đó, nguồn vốn cũng đã được tính toán kỹ (sử dụng nguồn tiết kiệm từ các gói thầu khác và nguồn dự phòng).
“Nói điều chỉnh dự án thì có vẻ phức tạp song thực chất là đẩy nhanh tiến độ dự án, mong Quốc hội ghi nhận sự nỗ lực của Chính phủ”, Bộ trưởng cho biết.
Mở rộng thêm phạm vi thảo luận liên quan đến điều chỉnh dự án sân bay Long Thành, đại biểu Huỳnh Thành Chung (Bình Phước) đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải và ACV cần nghiên cứu kỹ quy hoạch giao thông nội bộ sân bay Long Thành đảm bảo kết nối với các nhà ga khác.
“Nếu quy hoạch nội bộ của sân bay Long Thành không có các tuyến giao thông nội bộ đi đến các sân ga khác mà hành khách phải check out, sau đó mới di chuyển đến các sân ga khác thì sẽ gây phiền hà cho khách hàng, khiến Việt Nam mất lợi thế. Đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải và ACV nghiên cứu bổ sung các tuyến xe điện, xe buyt gắn nhà ga quốc tế Long Thành với ga đường sắt và các nhà ga khác trên cơ sở có thể kiểm soát an ninh, có như vậy Sân bay Long Thành mới trở thành điểm trung chuyển hành khách của khu vực”, đại biểu Huỳnh Thành Chung kiến nghị.
-
Long An tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại châu Âu -
Dự án Cảng cá Tịnh Hòa giải ngân “nhỏ giọt”, Quảng Ngãi yêu cầu làm rõ trách nhiệm -
Gần hết năm 2024, Dự án metro Bến Thành - Suối Tiên mới giải ngân được 21,5% vốn -
Ninh Thuận mời chuyên gia, nhà đầu tư tìm điểm nghẽn, “hiến kế” giúp địa phương phát triển
-
Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam -
Ủy ban Kinh tế: Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao -
Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập -
Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Nhất trí bổ sung một đường băng ở sân bay Long Thành, giãn thời gian đến năm 2026 -
Gỡ nút thắt cuối trong điều chỉnh tuyến metro số 2 Hà Nội -
TP.HCM không giải ngân được 6.800 tỷ đồng tại “siêu” Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/11 -
2 Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập -
3 Đón cơ hội “độc nhất vô nhị” trong ngành bán dẫn -
4 TP.HCM sắp đón “làn sóng” đầu tư từ Hoa Kỳ -
5 Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng: Thị trường hưng phấn và áp lực trong trung hạn
- Takeda được vinh danh “Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững”
- Quỹ Phát triển tài năng Việt trao học bổng cho 12 VĐV quốc gia
- Runway Vietnam tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang