-
Quảng Ngãi điều chỉnh dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh -
Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD -
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng
Thi công xây dựng tháp không lưu Cảng hàng không quốc tế Long Thành. |
Đây là một trong những thông tin đáng chú ý trong công văn số 768/CP – CN vừa được Chính phủ gửi Quốc hội để báo cáo tiếp thu, giải trình hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Liên quan đến nguyên nhân, trách nhiệm dẫn đến việc chậm tiến độ Giai đoạn 1 của Dự án, Chính phủ cho biết là sau khi Dự án được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, Chính phủ đã chỉ đạo lập, trình duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi của Giai đoạn 1, triển khai thiết kế, đấu thầu, thi công để hoàn thành, đưa vào khai thác năm 2025 theo đúng thời hạn tại Nghị quyết số 94/2015/QH13.
Trong quá trình triển khai gặp một số khó khăn khách quan nên không thể hoàn thành Giai đoạn 1 của Dự án vào năm 2025.
Các nguyên nhân khách quan chính đã được Chính phủ đánh giá tại Tờ trình số 747/TTr-CP ngày 6/11/2024. Cụ thể, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tiến độ thiết kế kỹ thuật, đặc biệt là trong công tác huy động chuyên gia nước ngoài.
Bên cạnh đó, sau 2 lần mời thầu, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV (chủ đầu tư Dự án thành phần 3) mới lựa chọn được nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm thực hiện Gói thầu “Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga hành khách”.
Đối với các nguyên nhân chủ quan, tại công văn số 768, Chính phủ tiếp tục làm rõ hơn các nội dung từng được đề cập trong Tờ trình số 747/TTr-CP ngày 6/11/2024.
Theo đó, sau khi chủ trương dự án được chấp thuận, Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ cũng bắt đầu có hiệu lực nên Nhà ga hành khách của Dự án thuộc diện phải thi tuyển kiến trúc.
Do đây là công trình rất lớn, có tính chất biểu tượng quốc gia nên quá trình thi tuyển kiến trúc, Chính phủ đã tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, các hiệp hội nghề nghiệp. Vì vậy thời gian thi tuyển kiến trúc kéo dài từ năm 2016 đến cuối năm 2017 mới hoàn thành.
Với quy mô lớn, phức tạp nên hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án Giai đoạn 1 được hoàn thành và báo cáo Chính phủ tháng 6/2018, được Chính phủ báo cáo Quốc hội thông qua (tại Nghị quyết số 95/2019/QH14) tháng 11/2019.
Trên cơ sở các nội dung chủ yếu được Quốc hội thông qua, cuối năm 2020, Thủ tướng chính phủ phê duyệt dự án đầu tư. Như vậy, thời gian chuẩn bị đầu tư kéo dài khoảng 5 năm.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 dẫn tới thời gian thiết kế kỹ thuật bị kéo dài, ACV đã tiến hành mời thầu Gói thầu 5.10 - “Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga hành khách”, trong đó xác định tiến độ thi công là 33 tháng để đảm bảo đưa công trình vào khai thác trong Quý IV năm 2025 theo đúng như Nghị Quyết của Quốc hội.
Tuy nhiên việc mời thầu không thành công do các nhà thầu quốc tế đánh giá thời hạn này khó bảo đảm chất lượng thi công.
Được sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tại lần mời thầu thứ 2, ACV đã điều chỉnh thời gian thi công là 39 tháng (kéo dài thêm 6 tháng so với kế hoạch ban đầu) để phù hợp với thực tiễn và nâng cao tính hấp dẫn các nhà thầu quốc tế lớn, đủ năng lực, kinh nghiệm, uy tín.
Kết quả Liên danh nhà thầu quốc tế VietTur (Liên danh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam) đã trúng thầu thi công gói thầu Nhà ga hành khách.
Như vậy, tiến độ hoàn thành Giai đoạn 1 phải kéo dài sang Quý III/2026 vừa là yếu tố chủ quan, vừa là yếu tố khách quan, dẫn tới phải đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện Giai đoạn 1.
Tại công văn số 768, Chính phủ cũng đã làm rõ việc một số công trình dịch vụ hàng không thuộc Dự án thành phần 4 chậm triển khai.
Theo đó, công tác lựa chọn nhà đầu tư các công trình dịch vụ hàng không được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đấu thầu gặp lúng túng do đây là lần đầu tiên được tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dịch vụ này; đồng thời cũng phải cập nhật theo các quy định mới của pháp luật dẫn đến tiến độ Dự án thành phần 4 chậm so với kế hoạch.
Bên cạnh đó, việc chậm triển khai còn do một số cán bộ của đơn vị tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là Cục Hàng không Việt Nam còn ít kinh nghiệm, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm khi xử lý công việc.
Đến nay, sau khi Nghị định số 115/2024/NĐ-CP ngày 16/9/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất được ban hành và có hiệu lực, ngày 11/10/2024 Cục Hàng không Việt Nam đã phát hành hồ sơ mời thầu nhà đầu tư; dự kiến nhà đầu tư sẽ hoàn thành các công trình dịch vụ hàng không vào Quý III/2026.
Việc xác định trách nhiệm của các chủ thể tham gia Giai đoạn 1 của Dự án đã được Chính phủ chỉ đạo làm rõ để tổ chức kiểm điểm, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm làm cơ sở triển khai các giai đoạn tiếp theo của Dự án cũng như trong việc tổ chức thực hiện các dự án quan trọng quốc gia khác.
Cụ thể, trách nhiệm chính đối với nguyên nhân chủ quan trong việc kéo dài thời hạn hoàn thành Giai đoạn 1 của Dự án thuộc về các cơ quan, đơn vị tham gia trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đầu tư, cụ thể là Bộ GTVT, ACV.
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cơ quan cũng chưa chặt chẽ, thống nhất để kịp thời đưa ra phương hướng, giải pháp tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Trước đó, vào ngày 6/11, Chính phủ đã có Tờ trình số 747/CP – TTr gửi Quốc hội về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Cụ thể, Chính phủ kiến nghị Quốc hội điều chỉnh về quy mô, thời gian thực hiện Giai đoạn 1 tại khoản 6 Điều 2 của Nghị quyết số 94/2015/QH13 thành: “đầu tư xây dựng 2 đường cất hạ cánh ở phía Bắc và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất cuối năm 2026 hoàn thành và đưa vào khai thác”.
Thực hiện điều chỉnh quy mô đầu tư Giai đoạn 1 tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 95/2019/QH14 thành: “đầu tư xây dựng 2 đường cất hạ cánh ở phía Bắc và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm; 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm”.
Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội cho phép Chính phủ tổ chức phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thị điều chỉnh Giai đoạn 1 của Dự án theo thẩm quyền mà không phải báo cáo Quốc hội thông qua.
Như vậy, ngoài việc tiến độ hoàn thành được nới đến cuối năm 2026 thay vì cuối năm 2025, Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 sẽ có thêm 1 đường cất hạ cánh.
-
Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024