Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 12 năm 2024,
Điều chỉnh thiết kế, dự toán dự án đầu tư xây dựng
Anh Ngọc - 22/10/2019 07:24
 
Cơ quan thẩm định có quyền được tự điều chỉnh thiết kế, dự toán không? Nếu có thì được quy định ở văn bản nào?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Độc giả Nguyễn Văn Lương (tỉnh Bình Thuận) đặt câu hỏi như sau: Cơ quan thẩm định có quyền được tự điều chỉnh thiết kế, dự toán không? Nếu có thì được quy định ở văn bản nào?

Chuyên viên, công chức trực tiếp thẩm định có cần điều kiện năng lực gì không? Cơ quan thẩm định có cần điều kiện năng lực gì không? Nếu có thì được quy định ở văn bản nào? Khi nào thì cơ quan thẩm định phải sử dụng kết quả thẩm tra làm cơ sở thẩm định? Được quy định ở văn bản nào?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Trong quá trình thẩm định, cơ quan thẩm định có đưa ra các đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch, sự tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng và các yêu cầu chủ đầu tư phải chỉnh sửa để đáp ứng các yếu tố tuân thủ nêu trên (cơ quan thẩm định không tự ý điều chỉnh).

Cơ quan thẩm định có thể tạm dừng thẩm định, thông báo đến người đề nghị thẩm định các lỗi, sai sót trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết luận thẩm định và để khắc phục theo quy định tại Điểm đ, Khoản 4, Điều 8 Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

Đối với điều kiện năng lực chuyên viên, công chức trực tiếp thẩm định; việc tuyển dụng chuyên viên, công chức trực tiếp thẩm định được căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và phải phù hợp với ngành, nghề, có trình độ, năng lực đáp ứng được công việc theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12.

Theo quy định tại Khoản 13, Điều 3 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện thẩm định là cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện.

Các cơ quan chuyên môn về xây dựng này bảo đảm đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng theo đúng chức năng, thẩm quyền phù hợp với Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy Nhà nước.

Việc sử dụng kết quả thẩm tra làm cơ sở thẩm định được quy định tại Khoản 7, Điều 57 và Khoản 4, Điều 82 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách, vốn Nhà nước ngoài ngân sách được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại các Khoản...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư