-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Trong buổi họp báo thường niên của Tập đoàn Airbus đầu năm 2017, một trong những từ khóa được thảo luận nhiều nhất của ban lãnh đạo tập đoàn chính là “chuyển đổi số”. Ông Dirk Hoke, CEO của Airbus Defence and Space, công ty thành viên chuyên về các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng và hàng không vũ trụ của tập đoàn Airbus khẳng định: “Chuyển đổi số sẽ tạo ra dòng doanh thu mới tích cực, có thêm vốn đầu tư vào nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm thông minh hơn nữa trong tương lai”.
Vài năm gần đây, mọi hoạt động của Airbus từ cải tiến quy trình các quy trình sản xuất đến việc sử dụng các công nghệ thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác dự đoán - bảo trì máy bay, đều tận dụng triệt để công nghệ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
. |
Tháng 4/2016, lần đầu tiên Airbus bổ nhiệm vị trí Giám đốc Chuyển đổi số phụ trách phát triển các nền tảng số hóa và cải tiến toàn bộ quy trình của tập đoàn. Marc Fontaine, vị lãnh đạo gắn bó với Airbus từ những năm đầu thành lập, được giao trọng trách này.
Với vai trò lãnh đạo hoạt động chuyển đổi số cũng như điều hành Chương trình Công nghệ thông tin và An ninh mạng của Tập đoàn, Marc Fontaine cùng đội ngũ của mình đã góp phần tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới của Airbus trong cuộc chiến ngày càng khốc liệt với các đối thủ của mình.
Tháng 6/2016, THOR, chiếc phi cơ mô hình đầu tiên - thành quả của Airbus trong việc áp dụng công nghệ in 3D - đã chính thức được hãng này giới thiệu trước công chúng. Phiên bản tiếp theo dự kiến có thêm nhiều tính năng vượt trội hơn, như trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tham gia điều khiển máy bay.
Vì là “người máy”, AI sẽ thực thi những lập trình phù hợp để cân bằng lại máy bay trong khoảng thời gian rất ngắn. Thêm vào đó, Airbus sẽ trang bị thêm hệ thống dò bằng nhận diện quang học (optical-recognition) và laser cho AI trên máy bay để xác định chính xác nơi hạ cánh an toàn.
Năm 2017, dưới sự dẫn dắt của thủ lĩnh chuyển đổi số Marc Fontaine, Airbus lần đầu đưa ra khái niệm “data lake” - “hồ dữ liệu”. “Hồ dữ liệu” là một bộ chứa tập hợp các dữ liệu phục vụ cho hoạt động vận hành, bảo trì và được duy trì trong suốt vòng đời máy bay. Bộ chứa này được cung cấp cho tất cả những cá nhân, bộ phận có liên quan, giúp cho việc theo dõi lịch sử hoạt động, sửa chữa, nâng cấp chiếc máy bay trở nên dễ dàng hơn.
Không chỉ vậy, Airbus liên tục tung ra các nền tảng dựa trên thu thập, phân tích dữ liệu nằm trong một chương trình được gọi là “Services by Airbus”. Chương trình này bao gồm nhiều bộ cung cụ riêng biệt với các tính năng như tính toán giờ bay, theo dõi kỹ thuật và tối ưu hóa hoạt động bảo trì, theo dõi hoạt động bay, quản lý không lưu, quản lý vật liệu…
Có hơn 200 hãng hàng không đang sử dụng một hoặc nhiều bộ công cụ trong chương trình này của Airbus. Hãng cũng coi đây là “dịch vụ hậu mãi” mang tính cạnh tranh cao của mình trước các đối thủ.
Đặc biệt, cũng trong năm 2017, Airbus hợp tác cùng Palantir Technologies cung cấp nền tảng dữ liệu mở dành cho ngành hàng không mang tên Skywise. Không chỉ tích hợp tất cả các dữ liệu của ngành hàng không, Airbus còn chia sẻ các nguồn dữ liệu của hãng về lịch sử gián đoạn hoạt động; bộ phận thay thế; báo cáo sau chuyến bay; báo cáo thí điểm; báo cáo giám sát tình trạng máy bay… trên nền tảng công nghệ này.
Theo Marc Fontaine, Airbus sẽ tiếp tục nghiên cứu mở rộng nền tảng Skywise đối với các mảng kinh doanh khác của Tập đoàn, bao gồm cả máy bay quân sự, trực thăng và hàng không vũ trụ.
Mới đây nhất, tháng 11/2017, Airbus ra mắt đường truyền dữ liệu không gian tốc độ cao, một giải pháp khác giúp Airbus kịp thích nghi với xu hướng chuyển đổi số. Đường truyền sử dụng công nghệ laser để gửi dữ liệu đến vệ tinh siêu tốc, lập trình giao thức giữa vệ tinh với vệ tinh và với mặt đất
Theo một đại diện ban lãnh đạo Tập đoàn Airbus, khi hoạch định chiến lược 5 đến 10 năm tới, Airbus cũng xác định tầm nhìn về sự phát triển “đậm chất Airbus” với các dịch vụ số hiện đại, những dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn cao và tạo ra các dòng sản phẩm thông minh hơn để phục vụ khách hàng.
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025