-
ĐBQH lo ngại thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) tại một kỳ họp là quá gấp rút -
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing -
Thủ tướng: Tạo đột phá cho hợp tác CLMV để bắt kịp, tiến cùng và vươn lên -
Thủ tướng: Hợp tác ACMECS giai đoạn tới cần hội tụ tinh thần “5 chung” -
Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam -
Thủ tướng đề xuất phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Trả lời phỏng vấn đài CNBC, Phó Tổng thống Pence nêu rõ Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn đặt hy vọng vào các vòng đàm phán thương mại hiện nay, mà giới chức cả hai nước đã nhiều lần khẳng định đang tiến gần tới một kết quả.
Ông cho hay việc dỡ bỏ thuế quan sẽ là một phần của cơ chế thực thi và đây cũng là nội dung đàm phán giữa hai bên.
Dự kiến giới chức Mỹ và Trung Quốc sẽ nối lại đàm phán tại Washington vào ngày 8/5 tới.
Cùng ngày, Cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng Larry Kudlow khẳng định Mỹ không thay đổi lập trường trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.
Trước đó, ngày 1/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết ông và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã có "các cuộc đàm phán hiệu quả" với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Bắc Kinh.
Tuy nhiên, các quan chức đàm phán Mỹ và Trung Quốc không đưa ra tuyên bố nào với báo giới về kết quả cuộc đàm phán lần thứ 10 kéo dài nhiều giờ đồng hồ.
Đây là vòng đàm phán thương mại mới nhất nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng phát từ giữa năm 2018, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã liên tiếp trả đũa nhau bằng các mức thuế mới. Đến nay, tổng giá trị hàng hóa bị đánh thuế cao hơn của hai bên đã lên tới hơn 360 tỷ USD.
Sau khi liên tục áp đặt các biện pháp thuế quan "ăn miếng trả miếng," gây ra những tổn thất hàng tỷ USD cho cả hai bên, làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa và tác động tiêu cực tới thị trường tài chính, giới chức Mỹ và Trung Quốc đã ngồi vào bàn đàm phán để tìm kiếm thỏa thuận giúp chấm dứt cuộc chiến thương mại.
Cả Bắc Kinh và Washington đều cho biết đã đạt tiến triển trong đàm phán về các vấn đề như sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ bắt buộc. Tuy nhiên, Washington khẳng định các vấn đề chính mà hai bên cần thống nhất là một cơ chế thực thi thỏa thuận và lộ trình dỡ bỏ các biện pháp thuế quan mà hai bên đã áp đặt nhằm vào nhau.
Trong khi đó, giới chức Bắc Kinh khẳng định dù họ đánh giá cơ chế thực thi thỏa thuận là quan trọng, nhưng phải đảm bảo cơ chế này có tác động hai chiều, không thể chỉ nhằm hạn chế Trung Quốc.
-
Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam -
Ngày 13/11, trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại -
Thủ tướng đề xuất phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới -
Đồng ý trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án sân bay Long Thành -
Kiên Giang quyết tâm cải thiện năng lực cạnh tranh -
Quy định nhiệm vụ các bộ ngành về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố -
Meta, Google, Ebay, Netflix… xin miễn 5.500 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
- MG Việt Nam và Vietnam Airlines - Lotusmiles hợp tác để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, 16 năm là Thương hiệu mạnh Việt Nam
- Nhựa Tiền Phong đồng hành cùng ngành nước Việt Nam
- Marriott International ký thỏa thuận với Tập đoàn TUTA đưa thương hiệu Marriott Hotels đến Bắc Giang
- Marriott International sẽ mang đến nhiều điểm lưu trú thú vị tại Việt Nam
- Vinamilk 16 năm liền là Thương hiệu quốc gia nhờ chất lượng, sáng tạo và bền vững