
-
Mỹ hoãn thuế đối ứng, VN-Index tăng gần 73 điểm, hơn 600 mã chứng khoán tăng trần
-
Mặt bằng lãi suất thấp tác động tích cực lên thị trường chứng khoán
-
F88 bắt tay với "ông lớn" trong lĩnh vực logistics
-
Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tài khoản chứng khoán nhiều nhất 6 tháng
-
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng -
Gia đình Chủ tịch DIG dự kiến bị bán giải chấp hơn 3,75 triệu cổ phiếu
![]() |
Quang cảnh tọa đàm. |
Trong khuôn khổ Hội nghị doanh nghiệp niêm yết và Lễ bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2022, bà Trần Anh Đào, Phó tổng giám đốc phụ trách HoSE, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc bình chọn đã chủ trì tọa đàm, giải đáp các thắc mắc của các doanh nghiệp về việc thực hiện công bố thông tin, quản trị công ty, kiểm toán nội bộ...
Theo bà Đào, sau khi Nghị định 05 có hiệu lực, HoSE đã nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán nội bộ từ năm 2021, nhưng nhiều công ty vẫn chưa thực hiện. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện nhưng còn mang tính hình thức.
Bà Đào nêu câu hỏi với ông Hoàng Hùng, Chủ tịch Viện Kiểm toán Viên Nội bộ Việt Nam (IIA Việt Nam), vì sao cần phải có kiểm toán nội bộ và khi kiểm toán nội bộ chúng ta sẽ được gì? Trả lời vấn đề này, ông Hùng cho biết, kiểm toán nội bộ là xu hướng, yêu cầu tất yếu trong quản trị công ty.
“Đây là công cụ giúp hội đồng quản trị thay mặt các cổ đông giám sát hoạt động của doanh nghiệp, góp phần minh bạch hoạt động của doanh nghiệp”, ông Hùng chia sẻ.
Bà Đào đánh giá, thời gian qua, việc công bố thông tin chưa được các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn. Theo quy định hiện nay, mức phạt đối với hành vi không công bố thông tin từ 100 - 150 triệu đồng.
“Tiền không phải vấn đề quá lớn đối với các doanh nghiệp khi không thực hiện công bố thông tin. Tuy nhiên, việc công bố thông tin phạt này sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp rất nhiều, nhất là đang thời điểm đang huy động vốn”, bà Đào cho hay.
Xung quanh vấn đề bổ nhiệm thành viên hội đồng quản trị độc lập, một đại diện Bia Sài Gòn - Miền Trung hỏi: “Trên thực tế, khi đại hội đồng cổ đông, một số cá nhân có danh sách ứng cử thành viên hội đồng quản trị độc lập, nhưng kết quả họ không ra ứng cử, chủ yếu là họ sở hữu cổ phiếu nhiều thôi. Như vậy, trong trường hợp này, doanh nghiệp có vi phạm hay không?
Ông Lê Trung Hải, Phó vụ trưởng Vụ Giám sát Công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giải đáp, thời gian qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa xử lý trường hợp nào đã có đề cử, thực hiện bầu cử mà vẫn không bầu được thành viên hội đồng quản trị độc lập.
Kết thúc buổi Tọa đàm, bà Đào mong muốn, trong thời gian đến, các doanh nghiệp cần tuân thủ về các quy định trên thị trường chứng khoán, hướng đến các thông lệ quốc tế.

-
Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tài khoản chứng khoán nhiều nhất 6 tháng -
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng -
Gia đình Chủ tịch DIG dự kiến bị bán giải chấp hơn 3,75 triệu cổ phiếu -
Áp lực bán giải chấp vẫn có thể còn tiếp diễn -
Hơn 430 cổ phiếu giảm sàn, VN-Index mất hơn 15% từ đỉnh -
Chứng khoán giữa bão thuế quan và hy vọng "tái ông thất mã" -
Angimex bị 3 ngân hàng phong tỏa tài sản; thêm 2 nhà phát hành khất nợ trái phiếu
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Vật liệu xây dựng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Bất động sản