
-
Đà Nẵng vận hành bản đồ số về các dự án kêu gọi đầu tư
-
Đi một ngày đàng xuyên tỉnh Quảng Ninh
-
Du khách háo hức tới Bà Nà thưởng hoa đào chuông, xem show xe cổ
-
TP. Móng Cái (Quảng Ninh): Sầm uất một đô thị vùng biên
-
Yêu cầu tái khởi động Gói thầu J1, cao tốc Bến Lức - Long Thành trước 15/2/2023 -
Quảng Ngãi sẽ tập trung thu hút các dự án đầu tư có chất lượng trong năm 2023
![]() |
. |
Khu kinh tế Thái Bình có diện tích tự nhiên gần 31.000 ha trên địa bàn 30 xã, 1 thị trấn của hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp giáp ven biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Trong số các khu kinh tế ven biển dọc đất nước, Khu kinh tế Thái Bình có nhiều tiềm năng, thế mạnh hấp dẫn.
Về vị trí, Khu kinh tế Thái Bình nằm ở gần các đầu mối giao thông quan trọng của vùng, cách sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng) 40km, cảng biển Hải Phòng 30km và tiếp cận trực tiếp hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy nội địa của quốc gia. Ngoài ra, Khu kinh tế Thái Bình còn nằm trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Để thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư, Thái Bình đang tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; cụ thể hóa các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư; có cơ chế đặc thù để khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi cho một số doanh nghiệp tầm cỡ lớn phát triển thành doanh nghiệp đầu tàu, hoạt động đa lĩnh vực, có quy mô khu vực và quốc tế để tạo hiệu ứng lan tỏa, dẫn dắt các doanh nghiệp khác phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đào tạo lao động ở các trình độ; nghiên cứu, đề xuất chính sách thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia.
HĐND tỉnh Thái Bình đã có Nghị quyết ban hành Quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trong Khu kinh tế Thái Bình, giai đoạn từ năm 2020 - 2030.
Theo đó, các doanh nghiệp có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng trong Khu kinh tế thuộc các nhóm ngành, nghề khuyến khích đầu tư của tỉnh sẽ được hưởng 6 chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư như: chính sách ưu đãi về đất đai; hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào; hỗ trợ san lấp mặt bằng; hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN, CCN; hỗ trợ đào tạo lao động; hỗ trợ thủ tục hành chính.
Các nhóm ngành nghề được tỉnh khuyến khích đầu tư vào Khu kinh tế gồm: các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, CCN và hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN, CCN; các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp có quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại, ít gây tác hại đến môi trường; các dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ; các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Chính sách ưu đãi về đất đai
Chính sách hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào
Chính sách hỗ trợ san lấp mặt bằng
Chính sách hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN, CCN.
Chính sách hỗ trợ đào tạo lao động
Chính sách hỗ trợ thủ tục hành chính

-
Nhà máy xử lý nước thải KCN Tam Anh - Hàn Quốc được phép điều chỉnh tiến độ -
Bộ Giao thông - Vận tải lên tiếng về đề xuất đầu tư nâng cấp Quốc lộ 26B, tỉnh Khánh Hòa -
TP. Móng Cái (Quảng Ninh): Sầm uất một đô thị vùng biên -
Yêu cầu tái khởi động Gói thầu J1, cao tốc Bến Lức - Long Thành trước 15/2/2023 -
Quảng Ngãi sẽ tập trung thu hút các dự án đầu tư có chất lượng trong năm 2023 -
“Khoan dung, thân thiện, cởi mở”: ADN văn hóa cho hội nhập -
Đến với Quảng Ninh - vùng đất rộng lớn và yên vui
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm