Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 24 tháng 11 năm 2024,
Doanh nghiệp du lịch lại đề nghị ngân hàng hoàn trả 500 triệu tiền ký quỹ
T.L - 14/05/2020 19:11
 
Đây không phải là lần đầu tiên các doanh nghiệp du lịch đưa ra đề nghị này.
TIN LIÊN QUAN
f
Doanh nghiệp lữ hành muốn "đòi" lại khoản tiền ký quỹ tại các ngân hàng

Tại hội nghị ngân hàng – doanh nghiệp tại Hà Nội diễn ra sáng nay (14/5), đại diện Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội kiến nghị các ngân hàng thương mại hoàn tiền ký quỹ để doanh nghiệp lữ hành có chi phí hoạt động, vì hiện nay doanh nghiệp du lịch đang rất khó khăn.

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành  đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phải ký quỹ 250 triệu đồng, kinh doanh dịch vụ lữ hành đối đưa khách du lịch ra nước ngoài (hoặc cả đưa khách quốc tế vào Việt Nam lẫn đưa khách du lịch từ Việt Nam ra nước ngoài) phải ký quỹ 500 triệu đồng.

Ông Trần Đăng Nam, Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội cho biết, đề xuất trên đã từng được Hiệp hội đưa ra song chưa được giải quyết nên tiếp tục kiến nghị tiếp.  

Đây cũng là đề xuất từng được Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) và nhiều doanh nghiệp du lịch kiến nghị.

Trong văn bản gửi Thủ tướng cuối tháng 4/2020, TAB cho rằng, do ảnh hưởng của Covid-19 nhiều doanh nghiệp đã phải cho 10-50% nhân viên nghỉ việc, doanh thu quý 1/2020 đạt được từ 50% - 70% so với quý 1/2019, dự kiến doanh thu quý 2/2019 chỉ đạt được từ 10% - 15% so với quý 2/2019.

Theo đó, TAB kiến nghị nhiều giải pháp để gỡ khó cho doanh nghiệp du lịch, trong đó có nhiều kiến nghị về tài chính liên quan đến các đối tác của ngành du lịch.

 Du lịch Hà Nội thiệt hại nặng vì Covid - 19
Bà Ngô Minh Hòa, Phó Giám đốc sở du lịch Hà Nội cho hay, dịch bệnh Covid 19 xảy ra vào mùa cao điểm đã tác động rất lớn đến ngành du lịch. Trong 4 tháng đầu năm, lượng khách du lịch đến Hà Nội sụt giảm hơn 59% khiến tổng thu từ khách du lịch giảm 53%, công suất bình quân khối khách sạn giảm 35%. Toàn thành phố có hơn 1.300 doanh nghiệp lữ hành và 35 doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch bị ảnh hưởng, kèm theo đó là gần 41 nghìn lao động phải nghỉ việc. Hiện tại,các doanh nghiệp đã dần mở cửa trở lại song vẫn rất khó khăn. Vì vậy, bà Hòa đề nghị ngành ngân hàng giảm thêm lãi suất, kéo dài thời gian giãn nợ cho doanh nghiệp, cho doanh nghiệp được vay mới dù chưa có dòng tiền để trả nợ các khoản vay cũ…

Cụ thể, TAB đề nghị nhà nước cho phép doanh nghiệp lữ hành được ứng lại 50% số tiền ký quỹ này để làm vốn lưu động với thời hạn trong 2 năm.

Ngoài ra, TAB cũng kiến nghị Chính phủ xác nhận dịch COVID-19 là sự kiện bất khả kháng để đồng nhất cách hiểu cho các bên và tránh tranh chấp phát sinh khi thỏa thuận liên quan, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch đàm phán với các hãng hàng không về chính sách hoãn hủy hoàn tiền cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp du lịch có nguy cơ bị mất trắng tiền đặt cọc vé cả năm 2020 tại các hãng hàng không trong nước như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar, Bamboo Airways do họ không bay, hủy chuyến nhưng vẫn giữ lại tiền và không hoàn tiền ngay cho doanh nghiệp…

Một số doanh nghiệp du lịch cũng bày tỏ mong muốn tạm hoàn lại  khoản tiền ký quỹ này hoặc được sử dụng số tiền này làm tài sản thế chấp vay vốn tại ngân hàng.

Theo quy định của Nghị định số 168/2017/NĐ-CP, khoản tiền ký quỹ của doanh nghiệp lữ hành bắt buộc phải duy trì trong toàn bộ thời gian hoạt động. Doanh nghiệp chỉ được hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng trong 2 trường hợp.

Thứ nhất, có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ.

Thứ hai, có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư