
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
-
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn
-
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân
-
Hải quan tăng kiểm tra xuất xứ hàng hóa -
Các Tập đoàn lớn của Việt Nam tiếp xúc song phương với US EXIM Bank
![]() |
Doanh nghiệp Việt có thể tái xuất về nước 58 container hạt tiêu mắc kẹt nhiều tháng ở cảng Birgunj (Nepal) về nước. |
Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, 13 doanh nghiệp có container hạt tiêu mắc kẹt nhiều tháng qua tại cảng Birgunj (Nepal) và tại cảng Kolkata (biên giới Nepal – Ấn Độ) có thể tái xuất hàng hóa mắc kẹt về nước.
Đây là kết quả sau nhiều nỗ lực của Bộ Công Thương Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (kiêm nhiệm Nepal) trong việc làm việc, thúc đẩy các cơ quan chức năng của Nepal, Hải quan Nepal đã cấp Chứng nhận đủ điều kiện giải phóng hàng (NOC) cho các container hồ tiêu của doanh nghiệp Việt Nam mắc kẹt tại Nepal được tái xuất về nước.
Trước các nỗ lực của phía Việt Nam, Bộ Công Thương và Vật tư Nepal đã tích cực xem xét và giải quyết vụ việc. Ngày 15/7/2020, Bộ Công Thương và Vật tư Nepal đã có văn bản gửi Hải quan Nepal đề nghị cho phép tái xuất các contaier hạt tiêu của doanh nghiệp Việt Nam. Căn cứ văn bản cho phép của Bộ Công Thương và Vật tư Nepal, Hải quan Nepal đã tích cực xử lý.
Tính đến nay, hầu hết các công hàng tiêu của doanh nghiệp Việt Nam đã được Hải quan Nepal cấp Chứng nhận đủ điều kiện giải phóng hàng (NOC).
Trước đó, một số doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đã gặp khó khăn khi hồ tiêu xuất khẩu sang Nepal không được thông quan do đối tác Nepal chưa xin giấy phép nhập khẩu theo quy định và từ chối nhận hàng. Cụ thể, là 58 container hạt tiêu của 13 doanh nghiệp Việt Nam, trị giá trên 3 triệu USD. Để đưa các container hạt tiêu quay lại Việt Nam, Hải quan Nepal yêu cầu phải có ý kiến của Bộ Công Thương và Vật tư Nepal cũng như yêu cầu doanh nghiệp phải hoàn thành bộ chứng từ tái xuất theo quy định.
Các doanh nghiệp Việt Nam cho biết, họ đang liên hệ với hãng tàu, đại lý vận tải để đưa hàng ra khỏi Nepal. Việc các container hàng được giải phóng sẽ chấm dứt các chi phí lưu kho bãi phát sinh cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong bối cảnh giá tiêu xuất khẩu đang tăng cao, sau khi được đưa về nước, số hàng hóa này có thể tiếp tục được xuất khẩu đi nhiều thị trường khác để bù đắp chi phí đã mất cho doanh nghiệp.
Xuất khẩu hạt tiêu 6 tháng 2020 đã chịu nhiều thiệt hại do dịch bệnh. Kim ngạch xuất khẩu đã giảm sâu 19,1% so với cùng kỳ, đạt 365 triệu USD, trong khi cùng kỳ năm trước đạt 451 triệu USD. Số liệu xuất khẩu 7 tháng đạt 405 triệu USD, giảm 20,6% so với cùng kỳ (tương đương 90 triệu USD).
-
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy -
Hải quan tăng kiểm tra xuất xứ hàng hóa -
Các Tập đoàn lớn của Việt Nam tiếp xúc song phương với US EXIM Bank -
Gỡ vướng trong thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước -
DOC kết luận sơ bộ vụ chống bán phá giá sản phẩm đúc bằng sợi Việt Nam -
Cổ đông Vietnam Airlines thống nhất tăng vốn điều lệ thêm 9.000 tỷ đồng ngay trong năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4