
-
Vietnam Airlines: Đón cú hích cho chiến lược cân bằng thương mại Việt - Hoa Kỳ
-
Vietnam Airlines ký thỏa thuận tín dụng hơn 560 triệu USD với Ngân hàng Citi
-
FPT Long Châu và Báo Nhân Dân hợp tác và phát triển bền vững vì sức khỏe người Việt
-
Doanh nghiệp tiếp tục sử dụng giấy đăng ký kinh doanh cũ, dù địa giới hành chính thay đổi
-
Quý I/2025, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 18,6% -
AmCham Vietnam đề nghị Hoa Kỳ đưa các yêu cầu cụ thể để sớm kết thúc đàm phán
![]() |
Năm 2022, doanh nghiệp FDI nhập khẩu trên 75 tỷ USD máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. |
Năm 2022, chi ngoại tệ nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của cả nước tiếp tục tăng cao, nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu, đạt trên 81,88 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2021 và chiếm khoảng 22,8% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa.
Đây là số liệu được nêu trong Báo cáo Xuất nhập khẩu 2022 do Bộ Công thương vừa phát hành.
Trong tổng số gần 82 tỷ USD nhập máy tính, linh kiện, riêng kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 75,21 tỷ USD, tăng 8,2% so với năm 2021 và chiếm 91,85% tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng.
Các thị trường chính mà Việt Nam nhập khẩu máy tính và linh kiện điện tử gồm có:Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, khối ASEAN, khối EU, Hoa Kỳ. Kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường chính chiếm trên 96% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

và sản phẩm quang học tăng 7,6% so với năm 2021.

Trung Quốc là thị trường cung cấp máy tính và linh kiện điện tử lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 24,06 tỷ USD, tăng 9,59% so với năm 2021 và chiếm 29,39% tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng.
Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu đứng thứ hai, đạt 23,19 tỷ USD, tăng 14,32% so với năm 2021 và chiếm 28,32% thị phần.
Nhập khẩu từ thị trường Đài Loan đạt 11,06 tỷ USD, tăng 15,1% so với năm 2021 và chiếm 13,52% thị phần.
Về chủng loại nhập khẩu, trong năm 2022, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu linh kiện các loại phục vụ sản xuất, với kim ngạch hơn 69,65 tỷ USD, tăng 14,31% so với năm 2021, chiếm 85,07% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng.
Nhập khẩu hàng điện tử và máy vi tính đạt kim ngạch 12,22 tỷ, giảm 16,38% so với năm 2021, chiếm 14,93% tổng kim ngạch
nhập khẩu nhóm hàng.
Các loại linh kiện Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là: vi mạch tích hợp, bộ vi xử lý, bộ nhớ, mạch các loại, đi-ốt, thiết bị bán dẫn, màn hình các loại, máy tính xách tay và máy tính bảng.
Như vậy, đối chiếu với kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này trong năm qua đạt 55,53 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021, nhập siêu của nhóm hàng trên 26 tỷ USD.
Năm qua, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử của khối doanh nghiệp FDI đạt trên 54,6 tỷ USD, tăng 9,9% và chiếm 98,31% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.
Theo Bộ Công thương, năm 2022, xuất khẩu nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện có tăng trưởng khá (mặc dù tốc độ tăng chậm lại so với năm 2021) và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
![]() |
Thị trường nhập khẩu máy tính và linh kiện điện tử năm 2022. |
-
Ra mắt Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Sứ mệnh mới, tầm nhìn mới -
Tập đoàn Suedwolle Group (Đức) khai trương Nhà máy dệt nhuộm Ninh Thuận vốn 21 triệu USD -
Doanh nghiệp tiếp tục sử dụng giấy đăng ký kinh doanh cũ, dù địa giới hành chính thay đổi -
Quý I/2025, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 18,6% -
Ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ: Tái cấu trúc chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro -
AmCham Vietnam đề nghị Hoa Kỳ đưa các yêu cầu cụ thể để sớm kết thúc đàm phán -
Không chờ đến khi có biến động, doanh nghiệp mới hành động
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Vật liệu xây dựng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Bất động sản
-
“Thưởng Ngoạn Xứ Trung” cùng Nhôm An Lập Phát