-
Phú Yên: Doanh thu các doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp đạt 8.200 tỷ đồng -
Cảng quốc tế Trung Nam Cà Ná đạt mốc 1 triệu tấn hàng đầu tiên thông quan -
Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cảng An Thới về UBND tỉnh Kiên Giang -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
Ngày 28/3, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp FDI năm 2024 để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp FDI đang đầu tư tại địa phương.
Bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai giải đáp thắc mắc của một số doanh nghiệp - Ảnh: Lê Quân |
Tại hội nghị các doanh nghiệp FDI cho biết họ đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc liên quan đến việc xin thủ tục mở rộng nhà máy và cải tạo xây dựng một số hạng mục hạ tầng bị xuống cấp.
Phản ánh đến lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai, ông Atsumi Kazuhiko, Tổng giám đốc Khu công nghiệp Long Bình (LOTECO), đề nghị tỉnh rà soát lại quy trình và thời gian cấp phép theo quy trình một cửa hiện nay vì LOTECO và một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp Long Bình đang gặp rất nhiều khó khăn khi nộp hồ sơ một cửa.
Ông phản ánh thời gian xin cập nhật công trình hoặc cấp sở hữu công trình, có công đoạn xin ý kiến của Cục Thuế về việc công trình có phải đóng thuế hay không? Theo quy định thời gian tối đa là 5 ngày kể từ ngày hồ sơ được chuyển từ Sở Tài nguyên và Môi trường sang Cục Thuế lấy ý kiến nhưng hiện nay hồ sơ của LOTECO mất đến gần 3 tháng.
"Việc chậm trễ này đã làm cho chúng tôi không có được hồ sơ bổ sung cho ngân hàng để vay vốn kinh doanh. Là nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tôi chưa bao giờ thấy việc xin cấp phép xây mới, cải tạo công trình lại khó khăn, mất thời gian và chi phí cho doanh nghiệp như vậy. ”, ông Atsumi Kazuhiko phản ánh."
Ông Atsumi Kazuhiko - Tổng giám đốc Khu công nghiệp Long Bình nêu ý kiến tại hội nghị - Ảnh: Lê Quân |
Trong ý kiến gửi đến Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai (Diza), Công ty TNHH công nghiệp Boss tại khu công nghiệp Sông Mây cũng phản ánh công ty gặp khó khăn trong việc mở rộng nhà xưởng.
Phía doanh nghiệp cho biết, theo Nghị định 35/2023/NĐ-CP thì phải lập quy hoạch tổng thể mặt bằng cho tất cả các dự án đầu tư mới và dự án hiện hữu mở rộng, điều này gây khó khăn tốn nhiều thời gian. Một dự án đầu tư mà hoàn chỉnh được cấp giấy phép xây dựng thì phải mất 9 tháng làm thủ tục pháp lý.
Nhiều doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Long Bình cũng gặp vướng mắc tương tự, ông Atsumi Kazuhiko cho biết, hiện nay thủ tục cấp phép xây dựng, nâng cấp sửa chữa công trình tại nhà máy của doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian và phải xin ý kiến của nhiều sở, ban ngành.
Ông đề nghị tỉnh Đồng Nai xem xét và có ý kiến với các cơ quan ban hành các quy định điều chỉnh cho phù hợp thực tế của doanh nghiệp.
Ông Atsumi Kazuhiko đề xuất những dự án xây dựng mới dưới 5 ha hoặc các công trình sửa chữa cải tạo trong khuôn viên một khu đất thì đề nghị bỏ thực hiện bước lấy ý kiến quy hoạch chi tiết từ các sở, ban ngành địa phương vì nhiều ban ngành không có chuyên môn như UBND phường, Hội đồng nhân dân phường…
Trao đổi về các vấn đề mà doanh nghiệp thắc mắc, ông Nguyến Trí Phương, Trưởng ban Diza cho biết, hiện nay việc mở rộng nhà xưởng hoặc sửa chữa các công trình trong nhà máy được thực hiện theo Nghị định 35/2023/NĐ-CP.
Những bất cập làm kéo dài thủ tục ảnh hưởng đến kế hoạch của doanh nghiệp đã được UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ Xây dựng để sửa đổi, tuy nhiên đến nay Bộ Xây dựng vẫn đang nghiên cứu.
Trong thời gian chờ sửa các quy định thì tỉnh Đồng Nai thành lập Hội đồng quy hoạch thuộc Ban Quản lý để rút ngắn thời gian làm thủ tục cho doanh nghiệp thay vì phải lấy ý kiến của Hội đồng quy hoạch tỉnh sẽ mất rất nhiều thời gian hơn.
Bên cạnh các vấn đề về thủ tục xây dựng, các doanh nghiệp cũng phản ánh những vướng mắc liên quan đến thủ tục đất đai, các vướng mắc về thuế, tình hình mất điện làm ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp.
-
Sắp có khu công nghiệp 3.551 tỷ đồng tại Hải Phòng, khu công nghiệp 1.200 tỷ đồng tại Nghệ An -
Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cảng An Thới về UBND tỉnh Kiên Giang -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
-
Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi -
Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên trong quý III/2025 -
Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp -
Đề xuất điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào
-
1 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
2 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
3 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
4 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả