Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Doanh nghiệp FDI tạo sự đa dạng cho thị trường nước giải khát
H.M - 08/10/2018 20:33
 
Thị trường nước giải khát Việt Nam với tốc độ tăng trưởng 6-7%/năm, gấp 3 lần các nước châu Á khác đang là địa chỉ thú vị của nhiều thương hiệu lớn toàn cầu.

Nhà đầu tư ngoại tăng tốc

Theo thống kê của Bộ Công thương, hiện có hơn 1.800 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nước giải khát. Còn theo số liệu của BMI (Anh quốc) dự báo doanh thu ngành hàng nước giải khát có tốc độ tăng bình quân 14%/năm. Theo thống kê của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, bình quân một người Việt tiêu thụ trên 23 lít nước giải khát mỗi năm. Các dòng sản phẩm nước giải khát đang chiếm lượng sản xuất và tiêu thụ lên đến 85% sản lượng của cả nước. Dự báo đến năm 2020, dung lượng thị trường sẽ đạt khoảng 8,3-9,2 tỷ lít/năm. 

Thương hiệu nước giải khát FDI luôn cam kết đầu tư bền vững tại Việt Nam. Ảnh: Lê Toàn
Thương hiệu nước giải khát FDI luôn cam kết đầu tư bền vững tại Việt Nam. Ảnh: Lê Toàn

Như vậy, có thể thấy, Việt Nam là thị trường hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư ngoại.

Trong buổi làm việc mới đây với Phó thủ tướng Vương Đình Huệ trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 25 đến 29/6/2018, ông Michael Goltzman, Phó chủ tịch phụ trách chính sách công, môi trường bền vững và tác động xã hội của Tập đoàn Coca-Cola đã khẳng định, Việt Nam là một thị trường quan trọng đối với Tập đoàn Coca-Cola trong khu vực.

Là một trong những doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tiên đầu tư vào thị trường Việt Nam, đến nay, Coca-Cola đã đầu tư gần 1 tỷ USD vào Việt Nam, trở thành nhà đầu tư Hoa Kỳ hàng đầu trong lĩnh vực nước giải khát, tạo công ăn việc làm cho 2.500 lao động trực tiếp và hơn 20.000 lao động gián tiếp trong chuỗi dịch vụ cung ứng. Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn tận dụng tối đa mọi nguồn nguyên liệu và nhân lực sẵn có tại Việt Nam.

Cụ thể, Coca-Cola Việt Nam đã đưa ra thị trường loại Coca-Cola có thêm cà phê với mục đích đa dạng khẩu vị. Đồng thời, Coca-Cola còn tiến hành điều chỉnh và cải tiến công thức nhằm mang đến những thức uống có lợi cho sức khỏe người dùng như bổ sung danh mục của mình các loại thức uống hoa quả và trà đóng chai Fuzetea+, cà phê đóng lon Georgia… 

Tương tự, một loạt doanh nghiệp FDI khác trong ngành nước giải khát cũng mở rộng đầu tư phát triển các sản phẩm nước uống có lợi cho sức khỏe dành cho thị trường Việt Nam

Chìa khóa cạnh tranh 

Theo ông Michael Goltzman, định hướng đầu tư của Coca-Cola tại Việt Nam là tập trung đổi mới thành phần các sản phẩm nước giải khát của Coca-Cola nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn, giảm lượng đường và kích cỡ của sản phẩm. Đồng thời, Coca-Cola sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam để triển khai dán nhãn sức khỏe lên các sản phẩm nhằm cung cấp thông tin về dinh dưỡng của sản phẩm để người tiêu dùng có những lựa chọn phù hợp. Nói cách khác, hướng đến chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người dùng là một trong những định hướng đầu tư trọng tâm của Coca-Cola tại Việt Nam.

Cụ thể hóa mục tiêu trên, bà Lê Từ Cẩm Ly, Giám đốc đối ngoại - pháp lý Coca-Cola Việt Nam chia sẻ: “Là tập đoàn sản xuất nước giải khát toàn cầu, Coca-Cola luôn đặt mối quan tâm vào các khâu nghiên cứu, cải tiến công thức nhằm cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao, phục vụ nhu cầu, khẩu vị, chế độ dinh dưỡng và phong cách sống đa dạng của người dùng. Coca-Cola đồng thời tiến hành cắt giảm lượng đường và calories trên rất nhiều sản phẩm, cho ra đời những thức uống mới. Bên cạnh đó, những kiểu dáng bao bì nhỏ nhắn, tiện lợi cũng được giới thiệu rộng rãi để giúp việc kiểm soát lượng đường hấp thu vào cơ thể dễ dàng hơn. Thông tin cần thiết về lượng đường và năng lượng cũng được chia sẻ rõ ràng trên bao bì để người tiêu dùng có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp với nhu cầu”.

Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng của thị trường và mong muốn của người tiêu dùng Việt Nam. Vì theo nghiên cứu mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường Kantar, thị trường các sản phẩm tốt cho sức khỏe (khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc) có giá trị lên đến 144 tỷ USD và dự báo đến năm 2020, giá trị thị trường sẽ đạt 197 tỷ USD. Tại Việt Nam, người tiêu dùng cũng rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe. 

Ông Phil Worthington, chuyên gia của Kantar chia sẻ, khảo sát của Kantar tại Việt Nam đã chỉ ra 89% các hộ gia đình tại các thành phố lớn cho biết, hiện nay họ quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn trước đây và 71% nói rằng, họ ưu tiên muốn mua thức uống không đường hoặc ít đường.

Không chỉ đơn thuần đầu tư, sáng tạo sản phẩm, trong suốt hành trình 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, các thương hiệu FDI nói chung và Coca-Cola nói riêng luôn chú trọng phát triển bền vững tại Việt Nam. “Coca-Cola luôn đặt những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam, cùng các nhu cầu bức thiết của cộng đồng địa phương làm kim chỉ nam cho chiến lược phát triển của mình, góp phần tạo ra những thay đổi tích cực cho nền kinh tế - xã hội quốc gia nơi Coca-Cola hiện diện”, bà Lê Từ Cẩm Ly chia sẻ.

Cảnh báo về tác hại của các loại nước giải khát thế hệ mới
Nguy cơ gây các bệnh về răng lợi của các loại nước giải khát thế hệ mới đối với giới thanh thiếu niên cao hơn nhiều so với các loại nước...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư