Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 23 tháng 12 năm 2024,
Doanh nghiệp FDI xuất khẩu gần 50% lượng thép, trị giá 2,2 tỷ USD
Thế Hải - 03/06/2019 19:02
 
Kim ngạch xuất khẩu thép các loại trong năm 2018 đạt 4,55 tỷ USD, với sản lượng 6,27 triệu tấn, thì các doanh nghiệp FDI đóng góp 3,1 triệu tấn, trị giá 2,2 tỷ USD.
doanh nghiệp FDI đóng góp
Doanh nghiệp FDI đóng góp gần 50% sản lượng và giá trị xuất khẩu của ngành sắt thép.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thép các loại đạt 4,55 tỷ USD tương đương 6,27 triệu tấn, tăng 44,5% về kim ngạch và 33,1% về lượng so với cùng kỳ năm 2017, trong đó, khối doanh nghiệp FDI xuất khẩu đạt 2,2 tỷ USD, tương đương 3,1 triệu tấn.

ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu chính của ngành sắt thép, với kim ngạch xuất khẩu sang khối ASEAN đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 51,1% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng, tăng 39,8% so cùng kỳ năm 2017. Năm qua, tỷ trọng xuất khẩu thép các loại sang khối ASEAN đã giảm nhẹ 4% so với năm 2017.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 đối với sản phẩm sắt thép với kim ngạch đạt 771,6 triệu USD, tăng 81,4% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm tỷ trọng 17,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng.

EU là thị trường xuất khẩu thép các loại lớn thứ 3, với kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 360,9 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm tỷ trọng 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng.

Nhu cầu thép thế giới trong năm 2019 dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại, đạt 1,7 tỷ tấn vào năm 2019, tăng 7,6% so với năm 2018 do hoạt động sản xuất ô tô và xây dựng cũng được dự báo sẽ có mức tăng trưởng khiêm tốn. Nhu cầu tiêu thụ thép sẽ tăng ở hầu hết các châu, trừ châu Á, nhưng tốc độ tăng ở một số khu vực sẽ có xu hướng giảm.

Dự báo, một số yếu tố có khả năng tác động đến tiêu thụ thép thế giới trong năm tới có thể kể đến như việc Hoa Kỳ sẽ nới lỏng thuế quan với Thổ Nhĩ Kỳ; những tác động từ cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đối với nền kinh tế Trung Quốc...

Nếu nhu cầu tiêu thụ thép nội địa của Trung Quốc giảm, các nhà máy Trung Quốc sẽ tập trung sang xuất khẩu và gây ra cuộc cạnh tranh lớn về giá. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu thép các loại của Việt Nam trong năm 2019 dự kiến tiếp tục tăng, tuy nhiên, dự báo mức tăng trưởng xuất khẩu không cao do biến động kinh tế, chính trị nói chung và biến động về cung cầu, giá của ngành thép thế giới nói riêng.

Thống kê của Bộ Công thương, tính đến 30/4/2019, Việt Nam xuất khẩu hơn 2,766 triệu tấn thép, tăng 13,7% về lượng so với cùng kỳ năm 2018,  với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,8 tỷ USD.

Trong đó, xuất khẩu một số sản phẩm thép có ưu thế của Việt Nam lại giảm như: Tôn mạ giảm 15,5%; Ống thép: giảm 16,6%; Thép cán nguội: giảm 6,1% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu sắt thép tăng mạnh cả lượng và giá
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 5,78 triệu tấn sắt thép, thu về 4,21 tỷ USD,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư