
-
Đề xuất mở rộng 30 km cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh theo phương thức PPP
-
Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục: Thị trường rộng mở, nhưng không dễ dàng
-
Bước đà thuận lợi cho nền kinh tế
-
Giao cơ quan chủ quản thực hiện Dự án xây dựng cầu Vân Hà nối 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang
-
Việc phát triển hệ thống đường sắt có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội -
Thủ tướng ban hành công điện đôn đốc quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
![]() |
Tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam (VIPF) do Báo Đầu tư tổ chức mới đây, ông Đỗ Văn Sử, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận định, đang có sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ khu vực Tây Âu như Đức, Hà Lan, Pháp… vào Việt Nam và những ngành sẽ được doanh nghiệp Tây Âu rót vốn nhiều trong thời gian tới là năng lượng tái tạo, công nghiệp bán dẫn.
Nhận định của ông Sử hoàn toàn có cơ sở khi nhiều doanh nghiệp châu Âu đang tìm kiếm các địa điểm phù hợp để đầu tư nhà máy tại phía Nam. Ngày 3/10/2023, Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM chính thức cấp giấy phép đầu tư cho Công ty BESI để sản xuất linh kiện điện tử (sản xuất khuôn mẫu tiên tiến, phụ kiện tiên tiến) tại Khu công nghệ cao TP.HCM.
Để tiết kiệm thời gian và sớm đưa dự án vào hoạt động, Công ty BESI sẽ thuê nhà xưởng xây sẵn từ Công ty TNHH Đầu tư nhà xưởng Lập Thành với diện tích 2.000 m2, tại số T1.3 Lô I-15-1, Khu công nghệ cao TP.HCM. Trong giai đoạn đầu, Dự án sẽ được đầu tư với số vốn hơn 115 tỷ đồng (tương đương 4,9 triệu USD), thời hạn hoạt động là 50 năm.
Về tiến độ thực hiện, quý III/2023, các bên sẽ hoàn tất thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Từ quý IV/2023 đến quý IV/2024, nhà đầu tư sẽ lắp đặt máy móc, thiết bị và tuyển dụng lao động. Đến quý I/2025, Dự án sẽ đi vào hoạt động.
Để chuẩn bị cho việc vận hành nhà máy tại Việt Nam, theo thông tin của Báo Đầu tư, vào tháng 9 vừa qua, Công ty BESI đã tuyển dụng 29 nhân viên thông qua BESI Singapore. Những nhân viên này sẽ được cử sang Trung Quốc đào tạo, sau đó về làm việc tại BESI Việt Nam. Dự kiến trong 2-3 năm tới, số lượng nhân sự của BESI tại Việt Nam sẽ tăng lên 120-130 người.
Được biết, Công ty BESI đã bắt đầu tìm hiểu và có các cuộc gặp gỡ đầu tiên với lãnh đạo Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM vào tháng 10/2022. Sau các cuộc làm việc, BESI đã nộp hồ sơ cấp phép đầu tư lần đầu vào ngày 16/6/2023, sau đó nộp bổ sung hồ sơ vào ngày 26/9. Đến ngày 3/10/2023 thì chính thức được cấp giấy phép đầu tư.
Sau khi cấp giấy phép cho Công ty BESI, ngày 19/10/2023, Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM đã có Văn bản số 1252/KCNC-XTĐT gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam đề xuất trao giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp tại sự kiện hội đàm giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hà Lan, dự kiến diễn ra ngày 2/11/2023, nhằm mục đích truyền tải thông điệp đến các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn về môi trường đầu tư thuận lợi tại Việt Nam.
Theo Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM, dự án đầu tư của Công ty BESI tuy có quy mô nhỏ, nhưng là giai đoạn I để đánh giá môi trường đầu tư tại Việt Nam, trước khi quyết định đầu tư quy mô lớn hơn. Việc thu hút Công ty BESI trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn sẽ mang lại những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và của TP.HCM nói riêng.
Bên cạnh đó, dự án này sẽ góp phần hiện thực hoá các nghị quyết Trung ương như Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022, Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị chỉ đạo một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Về mặt xã hội, dự án này sẽ tạo cơ hội việc làm trình độ cao cho lao động Việt Nam và đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn để cung cấp cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam và quốc tế. Ngoài ra, người lao động Việt Nam được tham gia các khóa đào tạo quản lý, kỹ thuật trong và ngoài nước liên quan đến dịch vụ mà Dự án thực hiện. Từ đó, lao động Việt Nam có cơ hội tiếp thu và hấp thụ công nghệ về lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong quá trình làm việc tại các dự án.
Công ty BESI có trụ sở tại Duiven (Hà Lan), chuyên hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ, thiết bị sản xuất bán dẫn để cung cấp cho các nhà sản xuất vi mạch đa quốc gia hàng đầu và các công ty điện tử. Doanh nghiệp hiện có 7 cơ sở tại châu Á và châu Âu để sản xuất và nghiên cứu phát triển, cùng với 10 văn phòng bán hàng và dịch vụ tại châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Công ty BESI là công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Euronext Amsterdam. Năm 2021, giá trị thị trường của BESI ước tính khoảng 5,6 tỷ USD.

-
Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư -
Giao cơ quan chủ quản thực hiện Dự án xây dựng cầu Vân Hà nối 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang -
Việc phát triển hệ thống đường sắt có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội -
Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng -
Thủ tướng ban hành công điện đôn đốc quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công -
Quảng Nam khẳng định đủ năng lực triển khai Cảng hàng không Chu Lai theo hình thức PPP -
Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển