-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Doanh nghiệp in bắt tay vào việc
Doanh nghiệp ngành in sẽ cùng lên tiếng mạnh mẽ hơn với hàng loạt rào cản khiến họ khốn khổ 2 năm nay. Dự kiến đầu tiên sẽ là đề nghị làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông - cơ quan được giao chủ trì rà soát, sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP. Tiếp sau có thể là văn bản gửi tới Văn phòng Chính phủ để làm rõ thêm các ý kiến của doanh nghiệp trong ngành.
Trước khi có Nghị định 60, doanh nghiệp không phải xin giấy phép nhập khẩu thiết bị in. |
Ông Nguyễn Văn Dòng, Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam đã khẳng định với phóng viên Báo Đầu tư như trên, ngay sau Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020, nhắc tới yêu cầu rà soát, kiến nghị sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP.
Ông Dòng và các hội viên Hiệp hội In Việt Nam đã đeo đuổi công việc này suốt từ tháng 11/2014, thời điểm Nghị định 60/2014/NĐ-CP có hiệu lực, với những văn bản dài dằng dặc, phân tích chi tiết tác động của những quy định mà họ gọi là “hàng đinh” dưới tấm thảm đỏ.
“Chúng tôi đã tới làm việc với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và đều nhận được sự ủng hộ, chia sẻ. Chúng tôi cũng đã làm việc với Vụ Pháp chế của Bộ Thông tin và Truyền thông về những sự khó lý giải trong các điều kiện kinh doanh mà Nghị định 60 đã đưa ra. Tuy nhiên, đến nay, tất cả vướng mắc còn nguyên”, ông Dòng lý giải lý do vui mừng bước đầu với nội dung được ghi trong Nghị quyết 19-2017.
Theo yêu cầu mà Chính phủ đặt ra cho Bộ Thông tin và Truyền thông tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP, hướng sửa đổi Nghị định 60 được xác định khá rõ. Đó là quy định rõ danh mục đối tượng chịu sự điều chỉnh; không áp dụng đối với hoạt động in bao bì, bề mặt sản phẩm. Nghị quyết cũng ghi rõ, phải bãi bỏ các quy định có tính chất hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
Chưa thể thở phào
Không phải vô cớ mà ông Dòng dè xẻn sự vui mừng với những thông tin liên quan đến ngành in trong Nghị quyết 19-2017.
Ông Dòng băn khoăn, không biết thời hạn cho việc hoàn tất yêu cầu sửa đổi này là bao giờ, vì trong Nghị quyết không ghi rõ. Thậm chí, dẫn nội dung ở phần làm rõ các quy định có tính hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là quy định hạn chế hợp tác giữa các cơ sở in; cấp phép nhập khẩu các máy móc gia công sau in; quy định về người đứng đầu cơ sở in ..., ông Dòng vẫn phân vân khi còn nhiều quy định chưa được liệt kê cụ thể.
Lý do là trong phần quy định về người đứng đầu, còn một phần điều kiện khiến doanh nghiệp trong ngành bức xúc, lên tiếng suốt 2 năm qua. Đó là “được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in”.
“Kể từ khi Nghị định 60 có hiệu lực, việc thực thi điều kiện này gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Cứ tính mỗi người đi học nộp 5 triệu đồng một khóa vài ngày, thì cứ nhân lên 3.000 cơ sở in thì thấy chi phí phải bỏ ra lớn thế nào. Điều đáng nói là kiến thức của lớp học chỉ là phổ biến lại Luật Xuất bản, không có kiến thức gì đáng kể, nhưng những người chủ cơ sở in vẫn phải bỏ thời gian để tham gia”, ông Dòng phân tích.
Hay như Nghị quyết mới nhắc tới việc bỏ quy định cấp phép nhập khẩu các máy móc gia công sau in, trong khi nỗi nhọc nhằn mà doanh nghiệp phải đối mặt khi thực thi Nghị định 60 là xin giấy phép nhập khẩu thiết bị in.VCCI cũng từng có kiến nghị gửi Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) liên quan đến các nội dung này.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI) phân tích, trước khi có Nghị định 60, việc nhập khẩu thiết bị in không phải xin phép, trừ máy photocopy màu. Từ năm 2007 đến 2011, theo phản ánh của các doanh nghiệp, hoạt động nhập khẩu thiết bị in diễn ra bình thường, không gây ra nguy cơ nào dẫn tới việc cần thiết phải xiết chặt quản lý bằng hoạt động cấp phép nhập khẩu. “Việc quản lý các máy móc thiết bị in khi nhập vào Việt Nam để đảm bảo chất lượng sản phẩm in là không cần thiết, bởi đây là nhu cầu tự thân của doanh nghiệp”, ông Tuấn phân tích.
Như vậy, khi rào cản trên được gỡ, doanh nghiệp ngành in sẽ thuận lợi hơn trong sản xuất, kinh doanh.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025