
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
Tại Hội thảo góp ý về định mức chi phí tái chế và chính sách về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu ở Việt Nam vừa được tổ chức ở TP.HCM, đại diện các doanh nghiệp và hiệp hội đều cho rằng, hệ số định mức chi phí tái chế (Fs) trong Dự thảo còn khá cao, bất hợp lý, trong khi các quy định hiện hành về triển khai thực hiện EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) còn nhiều bất cập.
Cụ thể, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp ngành nhựa, bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng thư ký Hiệp Hội nhựa Việt Nam cho hay, năm 2022, Việt Nam tiêu thụ 9,2 triệu tấn nguyên liệu nhựa, trong đó nhóm bao bì chiếm 38%, tương đương gần 3,5 triệu tấn. Tuy nhiên, ngành tái chế nhựa Việt Nam mới bước vào giai đoạn đầu, đang gặp nhiều khó khăn. Ngành bao bì nhựa là ngành gia công với công nghệ đơn giản, dễ làm, nên biên lợi nhuận rất thấp, chỉ khoảng 5%, hay khoảng 10 tỷ đồng/năm cho doanh nghiệp có quy mô trung bình 200 tỷ đồng doanh số mỗi năm. Với mức phí Fs như đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì chỉ riêng tiền đóng góp tái chế đã chiếm gần 40% lợi nhuận của doanh nghiệp.
“Lãi ít, đóng góp lại lớn, ngành nhựa Việt Nam đứng trước nguy cơ chưa kịp lớn đã teo tóp. Còn đối với bao bì kim loại, thì năng lực tái chế của Việt Nam rất cao, các nhà tái chế chính thức đều đang có lãi lớn, dù chưa có hỗ trợ từ EPR”, bà Mỹ nói và kiến nghị, cần xem xét lại mức Fs cho phù hợp, không để hàng ngàn doanh nghiệp và toàn thể người tiêu dùng Việt Nam phải đóng góp quá cao chỉ để hỗ trợ cho vài chục doanh nghiệp tái chế.
Bà Chu Thị Vân Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cũng cho rằng, Dự thảo mới đã điều chỉnh định mức Fs, nhưng nhiều loạt vật liệu vẫn còn ở mức cao, như nhôm vẫn cao hơn trung bình 14 nước Tây Âu 1,26 lần. Hay các loại vật liệu như nhựa cứng PET, HDPE; đơn vật liệu mềm, đa vật liệu mềm hiện có mức 0,4 - 0,8. Trong khi đó, các bao bì nhôm, sắt, giấy carton, nhựa cứng như chai PET… đã được thu hồi hầu như hoàn toàn, hầu như không có nguy cơ với môi trường, thì nhà tái chế chính thức (không bao gồm các làng nghề) đều có lãi.
Từ phân tích đó, bà Vân Anh kiến nghị, theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, hệ số điều chỉnh bằng 0 mới là hợp lý và hệ số 0,1 là để hỗ trợ thu gom cho những vùng sâu, vùng xa.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Hoàng Giang, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thương mại Bia Sài Gòn (SATRACO) cho biết, bao bì sản phẩn của Công ty đang nằm trong danh sách sản phẩm tái chế của ERP. Công ty hoàn toàn ủng hộ và tuân thủ quy chế của ERP và đã thảo luận với các đơn vị tái chế để áp dựng EPR trong năm 2024. Tuy nhiên, sau khi thảo luận, các đơn vị tái chế không rõ về mức giá mà họ đưa ra là bao nhiêu, phải chờ Fs được công bố. Hệ số Fs cao, thì đương nhiên là chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng sẽ cao và cuối cùng, người tiêu dùng phải gánh chịu.
“Công ty có sản lượng vỏ nhôm một năm rất lớn, chi phí đầu vào cao và sản lượng thu gom được tái chế tại Việt Nam cũng cao. Do vậy, chúng tôi đề xuất mức phí cho vật liệu nhôm là 0 hoặc 0,1. Một vấn đề nữa là, cả doanh nghiệp và đơn vị tái chế đang rối về cách ghi nhận sản lượng được tái chế, tiếp đến là việc lấy chi phí từ quỹ bảo vệ môi trường như thế nào? Nếu không rõ thì doanh ngiệp sẽ bị phạt vì có thể kê khai không chuẩn, khai thiếu”, ông Nguyễn Hoàng Giang cho biết.
Sau khi nghe kiến nghị của doanh nghiệp, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Ủy viên thường trực Hội đồng EPR quốc gia cho hay, để xây dựng đề xuất định mức chi phí tái chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành điều tra, khảo sát các chi phí thu gom, vận chuyển, tái chế thông qua quá trình khảo sát thực tế để đảm bảo tính đại diện trên toàn quốc, cũng như để phản ánh chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ tại các cơ sở tái chế chính thức đang thực hiện.
Ngoài ra, nhóm chuyên gia tư vấn cũng đã tham khảo và xem xét định mức chi phí tái chế dự kiến với các loại bao bì trên cơ sở đề xuất của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) để đảm bảo sự đa dạng trong việc xác định chi phí tái chế với các loại bao bì cụ thể.
“Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp để hoàn thiện Dự thảo. Việc này sẽ tạo động lực để Việt Nam hình thành công nghiệp tái chế - ngành kinh tế mới phù hợp với mô hình kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm có chất lượng cao hơn, giảm phát thải các vật liệu sử dụng một lần, góp phần vào việc thực hiện các cam kết của Chính phủ về cắt giảm phát thải, hướng tới phát triển bền vững hơn”, ông Hùng nói.

-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới