-
[Ảnh] Chiêm ngưỡng những bức ảnh đẹp Việt Nam sắp được trưng bày tại Hoa Kỳ -
Quảng Ninh: Miễn phí vé qua cảng Ao Tiên từ ngày 16/9 đến hết 31/12/2024 -
Giải pháp nào cho sự khan hiếm phòng nghỉ cao cấp tại Quảng Bình? -
Thừa Thiên Huế: Quy hoạch thêm một đồ án xây dựng các điểm du lịch phân tán -
Khánh Hòa sắp cán mốc mục tiêu 9 triệu lượt khách du lịch năm 2024 -
Doanh nghiệp du lịch hủy hàng loạt tour vì mưa, lũ
Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 diễn ra đúng mùa du lịch hè sôi động, khiến doanh nghiệp lữ hành không gượng được |
Hoãn, hủy 100% tour trong tháng 5
Gần 2 tuần qua, do ảnh hưởng của đợt Covid-19 lần thứ 4, tại các cảng hàng không quốc tế, lượng khách chỉ bằng 1/3 so với thường lệ. Còn ở các hãng lữ hành, tình hình tồi tệ hơn rất nhiều.
Tại VietSense Travel, đơn vị vừa phục vụ hàng trăm khách hàng có những kỳ nghỉ an toàn dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, với các tuyến Đông - Tây Bắc, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)… Tuy nhiên, đơn vị này không nhận được thêm booking nào kể từ đầu tháng 5 đến nay. Đau đầu hơn là gần 1.000 khách hàng tham gia các tour khởi hành trong tháng 5 của đơn vị lữ hành này đều yêu cầu hoãn, hủy tour.
Ông Nguyễn Văn Tài, CEO VietSense Travel cho biết, hơn bao giờ hết, chúng tôi đang rất tỉnh táo để hỗ trợ, tư vấn cho khách, chứ không phải hoang mang theo. Tuy nhiên, vì nguồn lực đã cạn kiệt nên doanh nghiệp buộc phải cho một số nhân viên tạm nghỉ, chỉ giữ lại lực lượng nòng cốt để làm việc với các đối tác nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho khách hàng.
Đáng buồn hơn, ông Tài vừa khai trương nhà hàng tái dê ngày 28/4, với dự định phát triển hệ thống chuỗi nhà hàng tại Hà Nội. Tuy nhiên, Covid-19 đã làm thay đổi toàn bộ kế hoạch khi nhà hàng đang phải chuyển sang phục vụ khách mua về. “Phần lợi nhuận lớn nhất của nhà hàng là đồ uống lại không thu được, nên nhà hàng vẫn đang phải bù lỗ”, ông Tài than thở.
Tình trạng khách hoãn, hủy toàn bộ tour trong tháng 5 cũng diễn ra ở hầu hết doanh nghiệp lữ hành. Ông Lương Duy Doanh, CEO Fivestar Travel buồn rầu: “Hai homestay Bản Bon và Nặm Đíp ở Lâm Bình (Tuyên Quang) của tôi đã đóng cửa để phòng, chống Covid-19. Hoạt động kinh doanh lữ hành tạm dừng, các tour khởi hành trong tháng 5 đều đã hoãn, hủy cho đến khi có khuyến cáo mới của Chính phủ và các cơ quan chức năng”.
Ông Doanh cho biết, qua 3 đợt dịch trước, du khách đã hiểu và chia sẻ với các doanh nghiệp, không gây áp lực như trước. Tuy nhiên, CEO Fivestar Travel bày tỏ lo ngại, đợt dịch này sẽ kéo dài, có thể đến trung tuần tháng 6, hoạt động du lịch mới có thể khởi động lại.
Bà Nguyễn Thị Xuân Lan, CEO Golden Life Travel cũng cho hay, doanh nghiệp này đã dồn toàn bộ nguồn lực, tâm huyết cho mùa du lịch hè 2021 với tất cả hy vọng vì từ tháng 5 đến tháng 7 là đợt cao điểm đầu tiên của du lịch nội địa. “Vậy mà, trồng cây đến ngày hái quả thì Covid-19 lại “băm nát” những trái chín trên cây”, bà Lan chua xót.
Tuy vậy, trải qua những đợt dịch trước, Golden Life Travel đã có khá nhiều kinh nghiệm và khá bình tĩnh, trách nhiệm hết mức để giải quyết các yêu cầu của khách về hoãn, hủy tour, đến nay cơ bản đã xử lý xong các hợp đồng đã ký kết vào tháng 5 và tháng 6. Một số hợp đồng chưa quyết định được thời điểm rời ngày tạm dừng lại để chờ dịch bệnh qua đi sẽ tiếp tục thảo luận.
Ngóng cơ chế vay vốn thực tế hơn
Bà Nguyễn Thị Xuân Lan cho biết, hiện doanh nghiệp đang được hưởng chính sách giãn nộp thuế 5 tháng và giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp gần như không có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp du lịch vì kinh doanh thua lỗ thì không có lời để nộp thuế. Do đó, CEO Golden Life Travel đề xuất cơ quan chức năng miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm 50% thuế VAT cho các đơn vị du lịch, nhất là các công ty lữ hành. Đồng thời, đề nghị Chính phủ có những chính sách thiết thực hơn đến các lao động ngành du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng vay vốn để giữ lực lượng lao động nòng cốt.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Văn Tài, nhiều khách có tâm lý lo sợ, muốn hủy tour khiến doanh nghiệp lữ hành gặp khó khăn vì những địa phương không có dịch thì doanh nghiệp không hủy được dịch vụ du lịch, trong khi số tiền khách đặt cọc đã được chuyển cho hàng không, khách sạn. “Ngành hàng không quy định, nếu dịch bệnh khiến các chuyến bay tạm dừng hoạt động thì tối thiểu phải 2 tháng mới hoàn tiền đặt cọc mua vé, thậm chí có hãng chỉ hoàn tiền dưới dạng voucher, trong khi khách chỉ muốn nhận lại tiền mặt”, ông Tài dẫn chứng.
Ông Tài mong muốn, khi dịch bệnh bùng phát, những tour buộc phải hoãn, hủy thì hàng không tạm thời hoàn lại tiền đặt cọc cho các doanh nghiệp lữ hành để trả cọc cho khách hàng. Vì doanh nghiệp lữ hành bị kẹt ở giữa và rơi vào thế “một cổ hai tròng”, nguồn lực cạn kiệt, khách hàng đòi tiền cọc, nhưng hàng không lại không trả cọc ngay.
Bên cạnh đó, CEO VietSense Travel đề xuất Chính phủ có những cơ chế giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thuận lợi, dễ dàng, bởi thực tế các gói hỗ trợ đã có, nhưng doanh nghiệp du lịch chưa chạm được vào.
“Mặt khác, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến rất phức tạp, đề nghị Chính phủ cho tháo khoán khoản ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế 500 triệu đồng hoặc có cơ chế, chính sách dùng số tiền đó làm tài sản để đảm bảo cho doanh nghiệp vay lại từ ngân hàng để có nguồn tiền duy trì hoạt động”, ông Tài nhấn mạnh.
Bài viết triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.
Xem thêm nội dung TẠI ĐÂY!
-
Giải pháp nào cho sự khan hiếm phòng nghỉ cao cấp tại Quảng Bình? -
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11/2024 -
Thừa Thiên Huế: Quy hoạch thêm một đồ án xây dựng các điểm du lịch phân tán -
Khánh Hòa sắp cán mốc mục tiêu 9 triệu lượt khách du lịch năm 2024 -
Doanh nghiệp du lịch hủy hàng loạt tour vì mưa, lũ -
Thay đổi thời gian tổ chức Festival Thu Hà Nội 2024 -
Không nên du lịch hóa các sản phẩm điện ảnh
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024