-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Đủ dư địa phát triển
Ngày 28/7, đại diện của hơn 200 doanh nghiệp ngành nội thất Việt Nam, các hiệp hội cùng đại diện các cơ quan ban ngành, các chuyên gia kinh tế hàng đầu đã cùng tham dự Diễn đàn Công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chủ đề “Giữ vị thế đón cơ hội”, tổ chức tại TP.HCM.
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, tình hình xuất khẩu 6 tháng đầu năm đối mặt với khá nhiều thách thức. Tuy nhiên, việc giảm đơn hàng hiện nay của ngành gỗ chỉ là tạm thời. Ngành nội thất Việt Nam có đủ dư địa để phát triển trong 5 đến 10 năm tới.
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) phát biểu tại Diễn đàn. |
“So với mức phát triển GDP trung bình của toàn cầu, ở mức 3%, tốc độ tăng trưởng kép của ngành nội thất thế giới là 4,5%, ngành chế biến gỗ Việt Nam phát triển trung bình 15,4%/năm là một con số chứng tỏ vị thế và tiềm năng rất lớn”, chuyên gia kinh tế Phạm Phú Ngọc Trai nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) cũng cho rằng, bên cạnh tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng, doanh nghiệp ngành gỗ cũng đang khẳng định tính chủ động trong kinh doanh hội nhập. Khi thị trường suy giảm, thời gian qua, doanh nghiệp không hề bị động mà cố gắng thích ứng.
“Một mặt, doanh nghiệp ngành gỗ tổ chức lại bộ máy sản xuất, tinh gọn mô hình để tiết giảm chi phí. Mặt khác, nỗ lực tận dụng các hỗ trợ từ các cơ quan xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường mới”, ông Khanh chia sẻ.
Theo ông Khanh, trong những giải pháp ứng phó với tình hình hiện tại, ngành gỗ chứng kiến một đợt dịch chuyển mới, có thể gọi là mở rộng biên độ kinh doanh. Cụ thể là việc các thương hiệu nội thất lớn của Việt Nam đang mở rộng hiện diện ở các thị trường xuất khẩu tiềm năng. Đặc biệt là thị trường của các nước siêu giàu ở Trung Đông như Arab Saudi, Dubai để tiếp cận cơ hội cung ứng cho các siêu dự án bất động sản mới.
“Với nội lực của ngành, mục tiêu xuất khẩu của năm 2023 hoàn toàn có thể đạt được bởi đơn hàng đã bắt đầu quay trở lại thời gian gần đây”, ông Khanh nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, những sụt giảm của ngành nội thất nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung là hệ lụy của nhiều yếu tố tiêu cực nhưng cơ hội tăng trưởng vẫn có. Điều cần nhất lúc này là doanh nghiệp phải kiện toàn nội lực để có thể sẵn sàng đón đơn hàng khi thị trường phục hồi.
Tích cực chuyển đổi xanh
Chia sẻ tại diễn đàn, các thành viên đều có chung nhận định rằng, một trong những “luật chơi” mà thị trường đang đòi hỏi cấp thiết là tính bền vững trong sản phẩm nội thất. Đây không còn là đòi hỏi mang tính tự nguyện như trước đây mà đã trở thành điều kiện bắt buộc, nếu muốn tham gia thị trường.
“Chuyển đổi xanh ngay từ bây giờ chính là con đường để có cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh”, ông Phạm Phú Ngọc Trai nói.
Đại diện Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu (GIBC) cho biết thêm, ngoài những quy định bắt buộc hiện hành, doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối diện với những đòi hỏi mới như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) do Ủy ban Châu Âu (EC) đề xuất, có hiệu lực từ tháng 10/2023.
Theo đó, hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Châu Âu sẽ phải chịu thêm chi phí, nếu không chuyển đổi mô hình sản xuất ít phát thải hơn để có tín chỉ carbon. Với hiện trạng ngành gỗ Việt Nam có trữ lượng rừng trồng đáng kể, nếu thiết lập lại và tổ chức kết nối tốt, thị trường tín chỉ carbon chính là cơ hội để doanh nghiệp nội thất Việt Nam gia tăng lợi thế.
Các doanh nghiệp đang khẳng định tính chủ động trong kinh doanh hội nhập. |
Định vị lại tầm nhìn phát triển cho ngành nội thất Việt Nam trong bối cảnh mới cũng là chủ đề chính các diễn giả tranh luận ở phần tọa đàm. Theo bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Ban IV, những thách thức mới về thị trường liên quan đến EUTR hay mục tiêu Net Zero cũng sẽ giúp ngành chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam phát triển theo chiều hướng tích cực hơn. Từ đó, tạo điều kiện cho ngành vươn xa hơn, thu hút thêm dòng vốn đầu tư từ khối ngoại.
Tổng giám đốc, Mekong Capital ông Chad Ovel nhận định với những điển hình lớn như AA Corporation, An Cường, Trường Thành... ngành nội thất Việt Nam khá ấn tượng trong mắt các nhà đầu tư. Ông tin rằng, ngành nội thất Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đón nhận làn sóng đầu tư và làn sóng tăng trưởng hậu lạm phát. Vấn đề là cách thức thích ứng với khó khăn hiện nay và chiến lược phát triển bền vững của ngành được triển khai thế nào.
Phục vụ cho mục tiêu này, Chủ tịch HAWA cũng đã đề xuất Hình thành trung tâm logistic – xúc tiến thương mại nội thất Việt Nam ở thị trường trọng điểm, đầu tiên là ở Mỹ, nhằm tạo điều kiện cho DN xuất khẩu có thể kết hợp để tiếp cận với khách hàng ở các nước sở tại với chi phí thấp.
“Một doanh nghiệp đầu tư sẽ khó hiệu quả vì chi phí và rủi ro quá cao nhưng nếu thiết lập ngôi nhà chung cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại nước ngoài sẽ tháo gỡ phần nào các khó khăn vướng mắc như pháp lý, kho hàng, quản lý hàng hóa, nhân sự... Chi phí vận hành cũng giảm đi rất nhiều, nâng cao tính chuyên nghiệp”, ông Khanh khẳng định.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025