-
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone
TIN LIÊN QUAN | |
Thương mại điện tử tại Việt Nam đạt doanh thu 3 tỷ USD | |
Hà Nội dẫn đầu cả nước về thương mại điện tử | |
Chính thức thu thuế bán hàng trên Facebook |
Kinh doanh qua mạng tại Việt Nam đang là một món hời lớn cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này.
Nắm giữ 14,4% tổng doanh thu, Sendo.vn đứng vị trí thứ hai trong top 10 sàn giao dịch thương mại điện tử năm 2014. Ảnh: Chí Cường |
Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2014 vừa được Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công thương) công bố, năm 2014, gần 220 sàn giao dịch thương mại điện tử tham gia khảo sát mang lại doanh thu hơn 1.660 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2013. Trong đó, doanh thu của Top 10 website dẫn đầu thị trường đang nắm giữ đến 75% doanh thu.
Còn tổng doanh thu từ thương mại điện tử B2C (giữa doanh nghiệp với khách hàng) tại Việt Nam trong năm 2014 theo thống kê đã cán mốc 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước.
Thế nhưng, bức tranh về kinh doanh qua mạng năm 2014 cũng cho thấy, các doanh nghiệp ngoại, dù chiếm một số lượng nhỏ nhưng lại đang thống lĩnh gần 60% tổng doanh thu ngành này tại Việt Nam.
Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cho hay, mặc dù các website do nhà đầu nước nước ngoài làm chủ chiếm số lượng nhỏ, nhưng lại nắm đến 59% doanh thu, tăng 15% so với mức 44% của năm 2013.
Nổi đình nổi đám nhất về cả quy mô và doanh thu là sàn giao dịch Lazada.vn thuộc Công ty TNHH MTV Thị trường Recess với tổng doanh thu năm 2014 tăng 200% so với năm 2013.
Ra đời từ giữa năm 2013 với sự đầu tư của Tập đoàn Rocket Internet (Đức), đến hết năm 2014, trang bán hàng qua mạng này đã phát triển mạnh cả về lượng lẫn giá trị giao dịch, đem lại mức tăng trưởng gấp đôi về doanh thu.
Đứng vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng là sàn giao dịch thương mại điện tử Sendo.vn, với tỷ lệ nắm giữ 14,4% tổng doanh thu năm 2014.
Với 5.300 nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ với hàng trăm ngàn sản phẩm đa dạng tham gia trên sàn giao dịch thương mại điện tử, Sendo.vn đã đạt mức tăng trưởng 45% về doanh thu, 100% về lượng giao dịch thành công và 45% về tổng giá trị giao dịch.
Trong năm 2015 và những năm tới, tương lai tăng trưởng về cả quy mô lẫn doanh thu của Sendo.vn dự báo sẽ tiếp tục tăng, do Công ty tận dụng được ưu thế từ việc tiếp cận lực lượng khách hàng mới thông qua việc mua lại website nổi tiếng 123mua.vn từ Công ty cổ phần VNG.
Còn “đại gia” Lazada.vn cũng hứa hẹn phục vụ tốt hơn người tiêu dùng Việt Nam khi gia tăng đầu tư lớn để thâu tóm thị trường thương mại điện tử Việt Nam.
Ông Christopher B.Beselin, Giám đốc Điều hành Lazada.vn cho biết, Lazada đã có thêm 250 triệu USD từ các nhà đầu tư mới, trong đó có Tesco-chuỗi bán lẻ số 1 tại Anh và một số quỹ đầu tư của Thụy Điển, Hà Lan...
Chiến lược của Lazada.vn là giải quyết quan ngại của người tiêu dùng về thương mại điện tử với mục tiêu tạo dựng niềm tin, mà trọng tâm sẽ là gói dịch vụ “Niềm tin Việt” cho phép khách hàng mua hàng trả tiền sau, có thể trả hàng trong vòng 30 ngày và sẽ được đổi bằng hàng, voucher hoặc tiền mặt.
Bên cạnh đó, Lazada.vn cũng sẽ mở các điểm, trung tâm giao hàng, đổi hàng và trưng bày hàng hóa, dùng các trung tâm này để tạo niềm tin cho khách hàng, giúp họ được tận mắt xem hàng hóa và cũng có thể mua trực tiếp. Đồng thời, sự mở rộng về phân khúc hàng hóa và khách hàng của Lazada bằng việc thay vì chỉ bán các loại hàng hóa trung và cao cấp, thì nay Lazada.vn sẽ bán cả các loại hàng hóa có giá cả bình dân, nhưng được kiểm tra chất lượng kỹ càng.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Công nghệ Sen Đỏ, chủ quản của Sendo.vn, mới đây đã công bố đầu tư chiến lược với 3 tập đoàn Internet hàng đầu của Nhật Bản là SBI Holdings, Excontext Asia và Beenos.
Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2014 chỉ ra rằng, mặc dù giá trị giao dịch qua thương mại điện tử xấp xỉ 3 tỷ USD, nhưng phần lớn người mua sắm khi đặt hàng trực tuyến tại Việt Nam vẫn lựa chọn hình thức thanh toán bằng tiền mặt (64%), thanh toán qua ví điện tử chỉ chiếm 37% và chỉ có 14% chọn hình thức thanh toán qua ngân hàng.
Hải Yến
-
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
iPhone 17 Air: Hành trình chạm tới độ mỏng đỉnh cao -
Bất ngờ mất điện diện rộng mà đèn vẫn sáng, máy tính vẫn chạy nhờ thiết bị này -
Apple phát hành iOS 18.1.1: Giải pháp cho các sự cố trên iPhone -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone -
Âm thanh lạ phát ra từ iPhone khiến người dùng hoang mang -
Unitel muốn trở thành tập đoàn kinh tế lớn nhất tại Lào, tiên phong chuyển đổi số cho Chính phủ và người dân
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025