
-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải
-
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp
-
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động
-
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu đề nghị của Công ty TNHH Faeger (Nhật Bản) về việc hợp tác khảo sát, thử nghiệm và thực hiện thí điểm Dự án tín chỉ carbon trên lúa và đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để khẩn trương có văn bản tham gia ý kiến, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Trước đó, ngày 2/10, Công ty Faeger (Nhật Bản) và đại diện Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản) cùng đối tác đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam.
Theo đó, Công ty Faeger đã giới thiệu về mô hình hoạt động mà theo họ là rất thành công ở 39/47 tỉnh, thành ở Nhật Bản và chính sách, tiến độ chi trả cho nông dân cũng như cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong dự án của Faeger.
Công ty cũng đề xuất kế hoạch triển khai các bước chuẩn bị cho Dự án Phát triển tín chỉ carbon trên từ sản xuất lúa tại tỉnh Quảng Nam thông qua các biện pháp kiểm soát phát thải khí mê-tan bằng kỹ thuật quản lý nước AWD, gắn với mục tiêu Quốc gia về giảm phát thải và phát triển nông nghiệp bền vững.
Các bên đã thảo luận về kế hoạch thực hiện thí điểm xác minh, dự án thí điểm cũng như lộ trình mở rộng dự án trên diện rộng với mục tiêu đạt khoảng 40.000 ha đất lúa được cấp tín chỉ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh, việc thực hiện dự án cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lộ trình chi tiết, được sự đồng thuận của người dân, phù hợp với pháp luật, chủ trương đường lối chính sách của Chính phủ.
Công ty Faeger tin rằng, dự án này khi triển khai ở Quảng Nam sẽ giúp người nông dân trồng lúa được tiếp cận các kỹ thuật canh tác tiên tiến, nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác và đặc biệt có thêm nguồn thu nhập bổ sung trên cùng diện tích canh tác. Bên cạnh đó, dự án sẽ góp phần rất lớn vào việc chuyển đổi xanh trong nông nghiệp theo định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, tăng trưởng kinh tế bền vững kết hợp bảo vệ môi trường, đóng góp vào mục tiêu quốc gia về giảm phát thải.

-
Luật Bảo vệ Môi trường 2020: Động lực thúc đẩy khoa học công nghệ môi trường
-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải
-
Xây dựng Nghị định về EPR: Minh bạch hóa trách nhiệm tái chế, hướng tới kinh tế tuần hoàn
-
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp -
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động -
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững -
Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Venezuela -
Dự kiến lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải xe ô tô lưu hành ở Việt Nam -
TTC AgriS đẩy mạnh định hình hệ sinh thái tài chính chuỗi
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu