-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Đại diện JETRO Hà Nội cho rằng, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tìm cách đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh những hạn chế mới. |
Các nhà đầu tư Nhật Bản đã thừa nhận những khó khăn mà doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài gặp phải trong bối cảnh làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 tại Việt Nam tại Hội thảo trực tuyến "Kết nối Đầu tư Việt Nam - Nhật Bản" diễn ra ngày 22/9.
Theo ông Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức Thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO Hà Nội), tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, nhất là ở các tỉnh phía Nam, Việt Nam đã khiến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị tác động nặng nề.
Hoạt động sản xuất tại nhiều nhà máy bị hạn chế do phải thực hiện giãn cách và khó khăn trong vận chuyển, logistics, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với thiếu lao động, do một lượng lớn lao động đã về quê, chi phí sản xuất trong giai đoạn dịch căng thẳng cũng bị tăng lên đáng kể.
Đại diện JETRO Hà Nội cũng thừa nhận đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang gặp khó khăn, nhiều nhà máy rơi vào cảnh hoặc là dừng hoạt động, hoặc là phải chuyển sang nơi khác và sự gián đoạn chuỗi cung ứng tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại là chưa từng có tiền lệ.
Doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ việc đầu tư vào Việt Nam đã có nhiều rủi ro hơn trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, theo ông Takeo Nakajima, những khó khăn chỉ là ngắn hạn và mối quan hệ kinh tế, thương mại Việt - Nhật sẽ tốt đẹp trở lại sau khi làn sóng dịch Covid-19 kết thúc. Các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tìm cách đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh những hạn chế mới.
Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), hiện nay, Nhật Bản là đối tác Thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt 40 tỷ USD, 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản đạt 24,5 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Nhật Bản cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Việt Nam với 4.690 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký là 62,9 tỷ USD, chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp Nhật Bản đã thực hiện đăng ký vốn đầu tư đạt 3,2 tỷ USD.
Ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản phân tích, trong 8 tháng đầu 2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn - mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt 19,1 tỷ USD, bằng 97,9% so với cùng kỳ năm 2020.
"Tính đến thời điểm này của năm 2021, dòng vốn đầu tư FDI từ nước ngoài vào Việt Nam không nằm ngoài xu hướng ảm đạm, suy giảm chung của dòng vốn đầu tư FDI trên thế giới do các tác động xấu từ dịch Covid-19. Tuy nhiên lượng vốn FDI vào Việt Nam nói chung chỉ suy giảm ở mức thấp so với cùng kỳ 2020, trong khi vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam nói riêng lại có sự gia tăng", ông Minh phân tích.
Covid-19 là câu chuyện của toàn thế giới, chứ không riêng gì Việt Nam. Theo ông Minh, hiện nay Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát dịch do biến chủng mới nhưng đây cũng là tình trạng chung của nhiều nước trong khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, trong bối cảnh thu hút FDI sụt giảm mạnh trên phạm vi toàn cầu và trong khu vực, các nước láng giềng như Malaysia, Thái Lan… có tỷ lệ giảm mạnh hơn Việt Nam rất nhiều.
Ông Minh dự báo, đầu tư sẽ gia tăng trở lại sau khi dịch được khống chế và nền kinh tế Việt Nam phục hồi. Theo đó, Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát là có thể nhanh chóng hồi phục sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư an toàn và hiệu quả.
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025