-
Bình Dương công bố quy hoạch; trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 6 dự án với số vốn 1,5 tỷ USD -
Nghiên cứu triển khai đầu tư cao tốc Nha Trang - Đà Lạt theo phương thức PPP -
Bình Định thêm cụm công nghiệp mới rộng gần 40 ha được thành lập -
Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tiếp 7,2 triệu USD vào Khu công nghiệp Tam Thăng -
Quảng Ngãi yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án khắc phục hậu quả thiên tai -
TP.HCM: Dự án nhà nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè chậm tiến độ
Các nhà đầu tư nước ngoài rất mong Việt Nam bỏ logistics ra khỏi danh mục kinh doanh có điều kiện. Ảnh: Đức Thanh |
Đưa ra khỏi danh mục kinh doanh có điều kiện
Hai báo cáo mới nhất từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về dịch vụ giao hàng trọn gói và ngành logistics tại Việt Nam đã chỉ ra những ra những khó khăn khi thu hút dòng vốn ngoại vào lĩnh vực logistics là do các rào cản pháp lý.
OECD nhận thấy rằng, logistics nói chung được pháp luật coi là “lĩnh vực kinh doanh có điều kiện”, do đó đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải đáp ứng các điều kiện nhất định với những hạn chế.
Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài phải được chấp thuận khi thực hiện hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) cũng như đáp ứng một số yêu cầu về kiểm tra nhu cầu kinh tế (Economic Need Test). Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài không được phép nắm giữ hơn 49% cổ phần trong một công ty đại chúng.
Theo ông Ruben Maximiano, chuyên gia cạnh tranh cấp cao của OECD, trong 20 năm qua, Việt Nam đã chứng kiến hoạt động M&A ngày càng gia tăng, tốc độ tăng trưởng về giá trị phần trăm nhanh hơn so với các nền kinh tế ASEAN. Việt Nam đã có những cải cách đáng kể để tự do hóa dòng vốn FDI kể từ năm 1987. Mặc dù thực hiện nhiều cải cách và hoạt động M&A ngày càng gia tăng, các công ty nước ngoài vẫn phải đối mặt với không ít thách thức khi đầu tư vào Việt Nam.
“Việc đưa logistics vào danh sách các ngành kinh doanh có điều kiện sẽ ảnh hưởng đến hoạt động logistics trong nhiều lĩnh vực như dịch vụ vận tải đường biển, xếp dỡ container, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, dịch vụ vận tải hàng hóa đường thủy nội địa và dịch vụ vận tải đường bộ”, ông Ruben Maximiano nói.
Các quy định ràng buộc đối với FDI trong lĩnh vực giao thông vận tải của Việt Nam cao hơn so với một số nước ASEAN. Điều này được thể hiện trong Chỉ số hạn chế quy định FDI của OECD, đo lường các hạn chế theo luật định đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại 69 quốc gia.
Nhiều rào cản hành chính
Ông Jeffrey Tan, Giám đốc phát triển doanh nghiệp và công nghệ của YCH Group (Singapore) đánh giá, vẫn còn nhiều thách thức đối với các công ty logistics nước ngoài khi mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Các thủ tục hành chính kéo dài và sự chậm trễ trong thông quan sẽ làm tăng thêm chi phí hoạt động của các công ty logistics.
Việc thành lập các công ty mới cũng phải tuân theo các điều kiện về quyền sở hữu và dịch vụ, với các dịch vụ được phân thành 16 loại rõ ràng, chẳng hạn như dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ kho bãi và dịch vụ đại lý hàng hóa. Điều này sẽ kéo dài thủ tục giấy tờ cho các công ty như YCH Group khi có mục tiêu trở thành một nhà cung cấp chuỗi cung ứng đầu cuối và các giải pháp hậu cần tích hợp.
“Mặc dù các lĩnh vực kinh doanh logistics tại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể so với khi YCH Group gia nhập thị trường vào năm 2009, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế đối với các công ty logistics nước ngoài muốn mở rộng kinh doanh và việc tự do hóa ngành logistics vẫn còn khá xa”, ông Tan nói.
Ông Tan cũng khuyến nghị, không chỉ tập trung vào đơn giản hóa cải cách thủ tục hành chính, mà Việt Nam còn phải tăng cường đầu tư vào hạ tầng hậu cần và kho bãi để tăng cường hệ sinh thái logistics, kết nối khu vực. Điều này sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh thương mại của Việt Nam trên toàn cầu.
Hiện nay, chi phí logistics chiếm gần 21% GDP Việt Nam. Theo Báo cáo kinh doanh năm 2020 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam xếp 70 trong số 190 nền kinh tế, với những cải cách tập trung vào tiếp cận tín dụng và nộp thuế. Xét về khía cạnh thiết lập hoạt động kinh doanh mới và nộp thuế, Việt Nam xếp hạng thấp hơn, lần lượt là 115 và 109. Ngoài ra, Báo cáo cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục số hóa và hợp lý hóa các quy trình hành chính để thúc đẩy môi trường kinh doanh của đất nước.
“Số hóa và hợp lý hóa thủ tục hành chính sẽ là những yếu tố then chốt đối với Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã có những cải cách trong việc nộp thuế và dần nới lỏng các thủ tục trong việc thiết lập hoạt động kinh doanh mới, nhưng hai lĩnh vực này vẫn cần tiếp tục thực hiện”, ông Tan nhấn mạnh.
Theo ước tính, lĩnh vực logistics của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 13,6% cho đến năm 2023. Ngành logistics Việt Nam chủ yếu là vận tải hàng hóa bằng đường thủy, chiếm 48% tổng doanh thu logistics, mặc dù vận tải hàng hóa bằng đường bộ cũng chiếm tỷ trọng lớn.
Nhận thức được tầm quan trọng của logistics trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, trong đó bao gồm các mục tiêu đầy tham vọng về kết cấu hạ tầng, chính sách, năng lực kinh doanh và nguồn nhân lực.
Theo đó, Chính phủ sẽ phát triển dịch vụ logistics thành một lĩnh vực có giá trị gia tăng cao để hỗ trợ sự phát triển đối với các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu và thương mại. Đến năm 2025, lĩnh vực logistics sẽ đóng góp 8-10% vào GDP và đạt mức tăng trưởng 15-20% hàng năm. Trong khi đó, chi phí logistics sẽ giảm xuống còn 16-20% GDP vào năm 2025.
-
Bình Dương công bố quy hoạch; trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 6 dự án với số vốn 1,5 tỷ USD -
Nghiên cứu triển khai đầu tư cao tốc Nha Trang - Đà Lạt theo phương thức PPP -
Bình Định thêm cụm công nghiệp mới rộng gần 40 ha được thành lập -
Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tiếp 7,2 triệu USD vào Khu công nghiệp Tam Thăng
-
Quảng Ngãi yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án khắc phục hậu quả thiên tai -
TP.HCM: Dự án nhà nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè chậm tiến độ -
Bắc Ninh xin đầu tư cao tốc Vành đai 4 - Quốc lộ 18 trị giá 3.600 tỷ đồng -
Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam -
Quảng Ninh: Đẩy nhanh tiến độ dự án hồ chứa nước 500 tỷ đồng -
Đồng ý áp dụng mô hình BIM để quản lý cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc - Liên Khương -
Thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/9 -
2 Thông tư gỡ vướng "Pre-funding" có hiệu lực ngay từ 2/11/2024 -
3 Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
4 Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư “siêu” cảng cửa ngõ Sài Gòn -
5 Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Xedaptot.com mang lại sự đổi mới cho đại lý kinh doanh xe đạp truyền thống
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024
- Hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người dân vùng bão, lũ
- SLP Việt Nam chung tay hỗ trợ người dân các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau siêu bão Yagi
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản