Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khi tham gia chuỗi cung ứng
Thế Hải - 06/10/2017 18:01
 
Việt Nam có hơn 90% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, những khó khăn về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và thiếu sự liên kết đã trở thành rào cản lớn đối với các doanh nghiệp khi tham gia chuỗi cung ứng và hội nhập kinh tế thế giới.
Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Central Group, Ba Huân, Petrolimex cùng chia sẻ quan điểm xây dựng chuỗi cung ứng tại Hội thảo sáng 6/10/2017 tại Hà Nội.
Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Central Group, Ba Huân, Petrolimex cùng chia sẻ quan điểm xây dựng chuỗi cung ứng tại Hội thảo sáng 6/10/2017 tại Hà Nội.

Ngày 06/10 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng thời kỳ hội nhập” do Bộ Công Thương chủ trì.

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, qua hơn 30 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế sâu rộng, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong việc đưa các doanh nghiệp nước nhà tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Xác định được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng, Chính phủ đã giao các bộ, ngành, địa phương, trong đó có Bộ Công thương xây dựng cơ chế, chính sách, cũng như các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển chuỗi cung ứng bền vững.

Việt Nam có hơn 90% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, những khó khăn về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và thiếu sự liên kết đã trở thành rào cản lớn đối với các doanh nghiệp khi tham gia chuỗi cung ứng và hội nhập kinh tế thế giới.

Trong khi đó, liên doanh, liên kết giữa các thành phần tham gia chuỗi cung ứng còn lỏng lẻo, thậm chí tạo ra cạnh tranh không lành mạnh, kéo theo việc các thành phần này chưa phát huy tối đa hiệu quả cũng như chưa xây dựng được các chuỗi đủ bền vững, đủ lớn để tham gia thị trường kinh tế hội nhập.

Hội thảo “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng thời kỳ hội nhập” là một trong những hoạt động thuộc Chương trình Nhận diện hàng việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam năm 2017 do Tạp chí Công Thương thực hiện theo Quyết định số 72/QĐ-BCT ngày 11 tháng 01 năm 2017 của Bộ Công Thương thuộc Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020

Đến từ Tập đoàn Central Group Việt Nam, bà Lê Thị Mai Linh, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn cho rằng, tại Hệ thống siêu thị Big C, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ nhà cung cấp và nhà sản xuất nội địa, giảm thiểu khâu trung gian.

“Chúng tôi hiểu rằng, hơn 90% doanh nghiệp Việt có quy mô vừa và nhỏ, và họ chính là động lực của nền kinh tế; do đó, Central Group luôn hỗ trợ ở mức cao nhất để giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối, và hình thành được chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng”, bà Linh nhấn mạnh.

Với mục tiêu trở thành “điểm đến cho các doanh nhân Việt Nam”, mới đây Big C Việt Nam đã phát động chương trình “Đồng hành cùng thương hiệu Việt” và cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm theo tiêu chuẩn quản lý của Nhà nước để giúp các doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào kênh bán lẻ hiện đại.

Chưa dừng lại đó, đầu tháng 9 vừa qua, Big C Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác cung ứng hàng hóa với các doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh duyên hải miền Trung. Theo đó, Big C Việt Nam cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm theo tiêu chuẩn quản lý của Nhà nước để giúp các doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào kênh bán lẻ hiện đại.

Về phát triển hàng Việt tại hệ thống phân phối nước ngoài, bà Linh cho biết,  2 năm 2016-2017, Central Group đều tổ chức thành công Tuần Hàng Việt Nam tại Thái Lan, mở ra cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt.

Theo đó, Tuần Hàng Việt Nam tại Thái Lan không những hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt trưng bày và quảng bá sản phẩm Việt đến người tiêu dùng Thái Lan mà còn mang đến cơ hội đối thoại trực tiếp với các Bộ phận Thu mua của Central Group Thái Lan, tìm hiểu thị trường và bối cảnh cạnh tranh, các tiêu chuẩn kênh bán lẻ nước ngoài, từ đó thích ứng chiến lược sản phẩm, bao bì cũng như chất lượng, xây dựng thương hiệu để khởi đầu cho bước hội nhập vào chuỗi phân phối ở nước ngoài.

Ông Phạm Thanh Hùng, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Ba Huân Hà Nội cho rằng, không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó trong việc kết nối và phát triển chuỗi cung ứng, nhưng với riêng Ba Huân, sau nhiều chục năm phát triển, mối quan hệ của Ba Huân với người sản xuất, cung ứng sản phẩm rất bền vững. Sự bền vững đó có được là do doanh nghiệp chủ trương hình thành mối quan hệ sản xuất, cung ứng cùng có lợi cho các bên.

Emirates SkyCargo giúp thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt sang UAE
Đơn vị vận chuyển thuộc Hãng hàng không Emirates hiện đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy liên kết thương mại cho nhóm mặt hàng tươi...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư