-
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh -
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024
Việt Nam - Điểm đến mới của dòng vốn Thụy Điển
Đầu tháng 7/2023, Bloom. - trung tâm khơi nguồn sáng tạo và xúc tiến đổi mới toàn cầu đầu tiên tại Việt Nam dành cho ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) chính thức hoạt động. Được phát triển thông qua sự hợp tác giữa hai doanh nghiệp Thuỵ Điển là Tetra Pak và DenEast, Bloom. sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp F&B tăng tốc quá trình đổi mới sáng tạo, biến các ý tưởng thành khái niệm sản phẩm cụ thể, sản xuất các lô nhỏ để đánh giá sự đón nhận của thị trường, sau đó chuyển sang quy mô sản xuất trung bình, lớn và hàng loạt.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Eliseo Barcas, CEO Tetra Pak Việt Nam nhận xét, bất chấp các yếu tố kinh tế vĩ mô, Việt Nam dần nổi lên như một trung tâm đổi mới thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Thuỵ Điển. “Hoạt động mạnh mẽ của Tetra Pak là bằng chứng cho thấy cam kết tăng cường đầu tư, đồng hành lâu dài và bền vững của chúng tôi tại Việt Nam”, ông chia sẻ.
Bà Ann Måwe, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ, sau 46 năm là đối tác viện trợ, Thụy Điển đã chuyển sang quan hệ đối tác thương mại với Việt Nam, qua đó thắt chặt sợi dây quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Nhiều công ty nổi tiếng của Thụy Điển đã có mặt tại Việt Nam, như ABB, AstraZeneca, Atlas Copco, Electrolux, Ericsson, IKEA, Oriflame, SKF, Volvo, Tetra Pak...
“Với Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam được ký kết, chúng tôi nhận thấy, các công ty Thụy Điển ngày càng quan tâm đến Việt Nam, coi đây là điểm đến quan trọng cho kế hoạch mở rộng đầu tư của họ”, Đại sứ Ann Måwe nhấn mạnh.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong nửa đầu năm nay, các nhà đầu tư Thụy Điển đã rót vào Việt Nam khoảng 167,97 triệu USD, bao gồm 5 dự án đăng ký mới trị giá 154,6 triệu USD, 1 dự án tăng vốn với tổng vốn 9,46 triệu USD và 3,9 triệu USD vốn góp cho 3 dự án. Tính đến tháng 6 năm nay, vốn tích lũy của các doanh nghiệp Thuỵ Điển đạt 680,49 triệu USD.
Hướng đến phát triển bền vững
Ông David Lidén, Tham tán thương mại, Trưởng đại diện Business Sweden tại Việt Nam nhấn mạnh, ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp Thuỵ Điển khi đầu tư vào Việt Nam chính là đảm bảo tính bền vững. Điều này được thể hiện rõ qua chiến lược của các tập đoàn như Ericsson, Assa Abloy, Polarium, Hes…
Cụ thể, năm 2021, Tập đoàn Dược phẩm AstraZeneca công bố cam kết đầu tư mới giúp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất dược phẩm, nâng tổng vốn đầu tư vào Việt Nam lên 308 triệu USD cho giai đoạn 2020 - 2024. Gã khổng lồ viễn thông Ericsson cam kết xây dựng hạ tầng viễn thông 5G cho Việt Nam. Trong khi đó, ABB khánh thành trung tâm sản xuất robot và thiết bị truyền tải điện mới tại tỉnh Bắc Ninh vào năm ngoái.
Việc Việt Nam đặt trọng tâm vào phát triển xanh và đổi mới sáng tạo rất phù hợp với chuyên môn của các nhà đầu tư Thụy Điển. Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đặc biệt tâm đắc với mô hình “Đổi mới 3 vòng xoắn ốc” của Thuỵ Điển - nơi thắt chặt tương tác cộng sinh giữa các trường đại học, ngành công nghiệp và cơ quan chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.
Ông Quất cho rằng, Việt Nam có thể học hỏi từ mô hình này của các đối tác Thuỵ Điển. Chính các trung tâm đổi mới sáng tạo và sự kết hợp chặt chẽ giữa các biên liên quan là động lực quan trọng giúp quỹ đạo tăng trưởng kinh tế bền vững ở Thuỵ Điển nổi bật hơn cả.
Theo ông Johan Boden, CEO DenEast Vietnam, những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong thúc đẩy hướng tới một nền kinh tế lấy đổi mới làm trung tâm là rất đáng khen ngợi. “DenEast nói riêng và nhiều doanh nghiệp Thuỵ Điển khác nói chung đều chú trọng đáng kể vào tính bền vững và muốn đồng hành, hỗ trợ Việt Nam đạt mục tiêu đưa lượng khí thải carbon ròng bằng ‘0’ vào năm 2050”, ông chia sẻ.
-
Sút bóng vào khung thành di động, doanh nghiệp nên đi sớm, đi chậm trên hành trình ESG -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân Hà Nội -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu