Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Doanh nghiệp TP.HCM nỗ lực xây dựng pháo đài "3 tại chỗ"
Nguyễn Thu - 16/07/2021 20:16
 
Tình hình dịch bệnh bùng phát buộc các doanh nghiệp kích hoạt xây dựng pháo đài “3 tại chỗ” nhằm đảm bảo thực hiện tốt "mục tiêu kép", vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy, phát triển kinh tế.

Nỗ lực ứng phó nhanh.

Trao đổi nhanh với Báo Đầu tư, đại diện công ty SABECO cho biết: “Qua theo dõi tình hình dịch bệnh, doanh nghiệp luôn sẵn sàng và có kế hoạch  chủ động ứng phó với tình hình mới. Đó chính là lý do tại sao chúng tôi có thể sắp xếp  phương án “3 tại chỗ”: sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ hoặc” trong vòng 24h ngay sau khi có chỉ thị từ TP.HCM ngày 13/7.

Theo đó các công nhân ở lại 24/7 tại 3 nhà máy đặt tại TP.HCM bao gồm nhà máy Bia Sài Gòn Củ Chi, nhà máy Nguyễn Chí Thanh và nhà máy Hoàng Quỳnh, đều được trang bị chỗ ngủ và trang bị đầy đủ vật dụng cần thiết để sinh hoạt hàng ngày như chăn màn, gối, khu vệ sinh, khu nghỉ được bố trí trong khuôn viên nhà máy hay tại văn phòng làm theo qui chuẩn an toàn phòng chống COVID-19, bên cạnh cả việc bảo vệ sức khỏe tinh thần.

“Trọng tâm của công ty chúng tôi là giữ an toàn cho nhân viên, các nhân viên ở lại làm việc bao gồm bộ phận sản xuất, bộ phận kỹ thuật và kiểm tra chất lượng, cũng như các đối tác trong chuỗi cung ứng và nhân viên y tế”, đại diện công ty SABECO chia sẻ.

Công ty chúng tôi hoan nghênh các quy định mới của chính phủ về yêu cầu mô hình lưu trú tại nơi làm việc. Với tầm nhìn xa, chúng tôi đã tổ chức các tiêu chuẩn an toàn và chuẩn bị cả không gian và thiết bị phù hợp cho công nhân của chúng tôi để ở tại nơi làm việc của họ bằng cách cung cấp bữa ăn, phương tiện vệ sinh cá nhân và các lựa chọn lưu trú qua đêm tại chỗ.

Nhân viên vận hành đã được cắt giảm đến mức tối thiểu đủ để tiến hành sản xuất và đảm bảo nguồn cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, quyết định này có một số hạn chế, vì nó ảnh hưởng tiêu cực và làm giảm khả năng duy trì nguồn cung cho các đối tác còn lại trên toàn thế giới của chúng tôi.

Nhiều công ty ở Việt Nam, như của chúng tôi, đang sử dụng các biện pháp đặc biệt để duy trì hoạt động và kết nối với thị trường toàn cầu. Vì vậy, chúng ta cần một kế hoạch tiêm chủng nhanh chóng bao phủ toàn bộ dân số, vì chúng ta có nguy cơ quay trở lại phần còn lại của thế giới với những hậu quả tàn khốc, cả về kinh tế và xã hội.

Ông Joseph Perucca, tổng giám đốc GIVI Vietnam

Để không phá vỡ chuỗi sản xuất và cung ứng, công ty có kế hoạch thay đổi nguồn cung ứng các nhà máy không bị ảnh hưởng dịch, đảm bảo toàn bộ các nhà vận tải duy trì hoạt động vận tải bia trong khi đảm bảo tuân thủ các qui định về phòng chống dịch.

Công ty cũng áp dụng các biện pháp phòng ngưa kiểm soát dịch từ những ngày đầu tiên nên các nên không ảnh hưởng đến hoạt động kho bãi đồng thời được trang bị các vật dụng thiết yếu để đảm bảo sinh hoạt 24/7 và an toàn 5K theo qui định đối với các công nhân.

SABECO cũng không phải trường hợp duy nhất không đợi “tối hậu thư” mới chuẩn bị cho mô hình làm việc và ăn ở tại chỗ, hàng trăm doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nhanh chóng ứng phó và thích nghi với tình huống mới.

Với việc tổ chức cho công nhân làm việc và ăn ở ngay tại nhà máy, trong những khu nhà dã chiến nhưng đầy đủ tiện nghi, đồng thời góp phần bảo đảm sản xuất và giảm bớt sự đứt gãy chuỗi cung ứng.

Từ ngày 28/6 Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) đã bố trí cho cán bộ, công nhân viên ăn, ngủ, làm việc tại nhà máy. Nhờ sớm kích hoạt chế độ sản xuất "thời chiến", Vissan bảo đảm cung cấp cho thị trường khoảng 1.500 con heo tươi sống/ngày (cao gấp 3 lần trước đó). Các mặt hàng chế biến cũng xuất xưởng liên tục để phục vụ nhu cầu tiêu thụ tăng đột biến của thị trường TP HCM.

Trong khi đó ông Lê Xuân Huy, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần C.P Việt Nam cho biết, các trang trại của C.P cũng đã kích hoạt hệ thống cho các nhân vân chăn nuôi ở lại để tránh lây lan dịch bệnh từ đầu tháng 7. Khoảng 800 nhân viên đã được chia thành nhiều ca để đảm bảo tránh xa xã hội, và hàng trăm lều đã được mua cho công nhân ở lại nhà máy. Hệ thống này vẫn đang được hoạt động để phòng luôn COVID-19.

Ngoài ra, công ty cũng quy định các cá nhân mỗi khu không được trao đổi qua lại trò truyện trực tiếp với nhau để tránh tiếp xúc lây bệnh. “Với các trang trại được đặt ở xa khu dân cư tại các tỉnh vùng ven, chúng tôi yêu tâm không bị lây nhiễm dịch bệnh. Do đó, nguồn cung thịt heo cho thành phố và các tỉnh lận cận luôn dồi dào đồng thời giữ giá ổn định”, ông Huy nói.

Với tư cách là những người đi đầu, INSEE Việt Nam, một thành viên của tập đoàn xi măng hàng đầu Siam City Cement, đã đặt ra kịch bản cho các cơ sở của mình thông qua kế hoạch kinh doanh liên tục (business continuity plan), đây là một công cụ nhằm thiết lập hồ sơ rủi ro của doanh nghiệp và mức độ dễ bị tổn thương đối với COVID-19 trong các điều khoản về tác động đối với Con người, Quy trình, Lợi nhuận và Quan hệ đối tác

“Chúng tôi chủ động với các kịch bản ứng phó với tình hình dịch bệnh, thậm chí là xấu nhất. Các bản báo cáo được xem xét báo cáo và điều chỉnh hàng tháng và cập nhập liên tục dựa vào tình hình cụ thể,” ông Đào Nguyên Khánh, Trưởng phòng Tiếp thị và Truyền thông Doanh Nghiệp INSEE cho biết hiện tại 4 trong 5 nhà máy của doanh nghiệp này đã dụng mô hình sản xuất tại chỗ.

Mở rộng mô hình, ưu tiên an toàn trên hết

Theo UBND TP.HCM, cả nước có gần 200 doanh nghiệp đăng ký tổ chức mô hình lưu trú tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, với hơn 9.300 lao động lưu trú tại chỗ.

UBND TP.HCM đã có nhiều cuộc làm việc với các doanh nghiệp và ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Theo báo cáo, UBND TP.HCM, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố (HEPZA) đã chuẩn bị 15 khu đất trống và 15 nhà xưởng trong các khu vực sản xuất để các doanh nghiệp sử dụng làm nơi cách ly tạm thời khi cần thiết.

Nguyên tắc “3 tại chỗ”, gồm ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ và làm việc tại chỗ. Theo đó, doanh nghiệp bố trí công nhân ăn nghỉ ngay trong khuôn viên nhà máy. Đây là hình thức được nhiều doanh nghiệp các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và gần đây nhất là doanh nghiệp tại Đồng Nai, Bình Dương áp dụng.

Các tỉnh lân cận như Bình Phước và Long An tuần trước cũng yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động “3 tại chỗ”.

Làn sóng của đại dịch COVID-19 đang diễn ra hết sức nguy hiểm và khó lường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động SXKD của nhiều doanh nghiệp trên cả nước. Trên tinh thần đoàn kết và nỗ lực vượt qua mọi thách thức, Doosan Vina đã tích cực thực hiện mục tiêu kép, vừa tăng cường công tác phòng chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo sản xuất không bị đứt gãy.

Doosan Vina đã chuẩn bị sẵn sàng phương án “3 tại chỗ” (ăn, ở và làm việc tại công ty) cho 1.000 NLĐ để ứng phó trong trường hợp dịch lây lan mạnh trên địa bàn; Thiết lập khu vực cách ly y tế riêng tại lô A của khu ký túc xá công ty với 84 phòng được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất đảm để bảo sức khỏe cho người lao động.

Tính từ đầu năm đến nay, Doosan Vina đã xuất và bàn giao hơn 18.000 tấn sản phẩm đến các quốc gia Nhật Bản, Thái lan, Indonesia và Việt Nam, góp phần nâng cao sản lượng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nhà, đồng thời đóng góp vào ổn định an sinh xã hội khi tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho gần 3.000 NLĐ trong đó hơn 80% là người địa phương.

Ông Lee Youngbong, Giám đốc Khối điều hành, Doosan Vina

Ông Nguyễn Anh Triết, Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, đến nay nhiều doanh nghiệp đã bố trí chỗ ăn, ở cho người lao động để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ làm tốt công tác chủ động nên tại các khu công nghiệp của tỉnh chưa có trường hợp nào nhiễm khuẩn COVID-19.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa ký văn bản số 2242/LĐTBXH-TLĐ-PTM hướng dẫn, khuyến nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo các điều kiện an toàn

Doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ tại chỗ) theo phương án giãn cách, chia ca kíp đảm bảo an toàn; đảm bảo điều kiện về nơi lưu trú tập trung của người lao động (nếu thực hiện việc lưu trú tập trung) theo quy định tại Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày; đảm bảo chất lượng bữa ăn, sức khỏe người lao động.

Yêu cầu nhanh chóng thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương, người lao động ngừng việc, chấm dứt hợp đồng lao động và các chính sách khác theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các chính sách của địa phương quy định và các quy định pháp luật hiện hành; chăm lo đảm bảo trước hết, trên hết quyền lợi và an toàn cho người lao động.

Đại diện Công ty cổ phần Acecook Việt Nam chia sẻ doanh nghiệp đã nỗ lực chuẩn bị phương án bố trí cho công Nhân ở tại chỗ, tăng trợ cấp để khuyến khích công nhân ở lại, nhưng hiện số lượng công nhân nhà máy tại TP.HCM đăng ký chỉ đạt không đến 50%. Ngoài ra, các đơn vị cung cấp nguyên liệu cho Acecook hiện nay cũng gặp những khó khăn tương tự, nên nguy cơ sẽ giảm năng suất sản xuất, cung ứng nguyên liệu và theo đó sản lượng của Acecook dự kiến sẽ giảm hơn 50%.

Các doanh nghiệp đều cho rằng yếu tố con người vẫn là trên hết dù có thể có nhiều khó khăn khi áp dụng các biện pháp vào thực tế

Ông Anatolijus Fouracre, Giám đốc điều hành của Swiss Post Solutions, một nhà sản xuất CNTT tại Công ty Phần mềm Quang Trung phàn nàn rằng thách thức chính là chính phủ cho các doanh nghiệp 24 giờ để phản hồi. Thách thức tiếp theo sẽ là có nhân viên sống tại chỗ trong thời gian dài (chắc chắn hơn hai tuần, có thể là vài tháng). Cuối cùng, thiếu vắc-xin là vấn đề thực sự và sẽ không cho phép chính phủ giải quyết vấn đề theo bất kỳ cách nào khác.

“Công ty chúng tôi đã thành lập pháo đài '3 trong 1' tại TP.HCM và chúng tôi hy vọng chúng tôi có thể tiếp tục hoạt động".

TP.HCM yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 địa điểm”
Đây là kết luận chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM sau cuộc họp nghe báo cáo tình hình, công tác phòng chống dịch tại các doanh nghiệp trên địa...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư