-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) và Trung tâm WTO (VCCI) vừa Tổng kết việc thực thi pháp luật phòng vệ thương mại trong suốt giai đoạn vừa qua mà vắng bóng sự tham gia của các doanh nghiệp.
Sau hơn 10 năm ban hành pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại, Việt Nam đã tiến hành điều tra và áp dụng 4 vụ việc tự vệ và 2 vụ việc chống bán phá giá. So với 311 vụ tự vệ, 4757 vụ chống bán phá giá, 380 vụ chống trợ cấp trên toàn thế giới thì Việt Nam đã sử dụng rất ít công cụ phòng vệ thương mại này.
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, phòng vệ thương mại mới được các cơ quan chức năng và doanh nghiệp bắt tay vào để ý vì các hàng rào thuế quan ngày càng được dỡ bỏ và xu hướng được đưa về đích từ 0-5%. Hiện có những hiệp định FTAt heo đàm phán hơn 99% dòng thuế được đưa về mức này.
Trong bối cảnh hàng rào thuế quan được dỡ bỏ nhanh và mạnh thì nhiều loại hàng rào phi thuế quan lại được các quốc gia dựng lên để bảo vệ cho quyền lợi của mình và bảo hộ nền sản xuất trong nước. Hiện có 3 công cụ phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) theo quy định của WTO. Việt Nam cần tận dụng tối đa 3 công cụ này.
Sắt thép là ngành hàng được các nước trên thế giới áp dụng công cụ phòng vệ thương mại nhiều nhất hiện nay. |
Theo PGS.TS Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp (Bộ Công thương) cho rằng ngoài việc Việt Nam phải chuẩn bị sẵn sàng về pháp lý và nguồn lực cần thiết để ứng phó kịp thời thì cần sự chủ động của chính doanh nghiệp.
Trên thực tế, sự hợp tác giữa doanh nghiệp bản địa và doanh nghiệp nước ngoài trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng khăng khít, thậm chí nhiều trường hợp đã thực sự hòa quện với nhau. Một khi Hiệp định TPP có hiệu lực từ năm 2018, giá trị vốn đầu tư của nước ngoài dự kiến tăng 25-35%/năm và quan hệ doanh nghiệp nội – ngoại càng khăng khít, rất khó phân biệt.
“Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu rất dễ nấp dưới hình thức nhập nguyên liệu, thậm chí chuyển toàn bộ quá trình sản xuất vào Việt Nam để gia công và bán hàng hóa đó trên thị trường nhằm trốn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam. Đây là tình huống cần phải đặc biệt lưu ý để tránh lúng túng khi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Đặc biệt các nhà xuất khẩu, đồng thời là nhập khẩu có thể vận dụng trường hợp ngoại trừ bởi họ dễ dàng chứng minh được sự liên kết của mình với các nhà sản xuất trong nước”, ông Thắng cảnh báo.
Ngoài ra, một trong những mục tiêu quan trọng của cộng đồng kinh tế AEC là xây dựng một thị trường đơn nhất và một không gian sản xuất chung. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các nhà sản xuất, phân phối lớn của Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia thể hiện sức mạnh của mình trong việc chiếm lĩnh thị trường hơn 640 triệu dân này.
Khi đó nếu có sự xuất hiện hành động chống bán phá giá thì rất khó khăn trong việc xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước để đi tới áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Đó là chưa kể, hơn 80% doanh nghiệp Việt Nam là quy mô nhỏ và vừa, siêu nhỏ, nếu trong nghị định quy định cứng, đại diện cho ngành sản xuất trong nước phải được sự ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiếu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự và điều tra sẽ không được bắt đấu nếu các nhà sản xuất bày tỏ ý tán thành điều tra ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự thì rất khó triển khai trên thực tế.
Việc quy định cứng như thế sẽ tự trói buộc mình bởi tập hơph đủ số lượng như vậy trong điều kiện tính liên kết của trong nghiệp trong nước yếu. Trong trường hợp này cần mở rộng vai trò quyết định của cơ quan điều tra, tiếng nói của hiệp hội, ngành hàng với tư cách là nguyên đơn đề nghị tiến hành điều tra.
Liên quan tới vấn đề hoàn thiện cơ sở pháp lý cho vấn đề này, bà Phạm Châu Giang, Phòng Điều tra các vụ kiện phòng vệ thương mại Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho rằng, việc sửa đổi, hoàn thiện pháp luật thương mại cần được đặt trong mối tương quan với các Hiệp định của WTO, trong đó Việt Nam cần khai thác triệt để quyền của các nước thành viên mà WTO cho phép, như quyền dành cho các nước đang và kém phát triển…
Theo bà Trang Nguyễn thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập VCCI, các doanh nghiệp vẫn ít quan tâm đến các công cụ này trong bối cảnh hiện nay là điều rất đáng lo ngại. Song cũng có những lý do khiến họ không thể. Trong quá trình sử dụng công cụ này họ vướng rào cản về cơ chế khai thác thông tin nên nhà nước cần có sự điều chỉnh về mở rộng phạm vi thông tin xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp được phép tiếp cận. Có dịch vụ cung cấp thông tin chuyên sâu cho các doanh nghiệp.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo