-
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản -
Nhập khẩu gạo vọt lên 843 triệu USD, sắp vượt cả năm 2023 -
Thiếu doanh nghiệp trong đối tượng hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh ngành nông nghiệp? -
Nguồn hàng vận chuyển tăng, Logistics Vicem (HTV) có lãi trở lại -
Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất -
Thép chống ăn mòn của Việt Nam bị đề nghị điều tra "kép" tại Hoa Kỳ
Doanh thu quý II một số doanh nghiệp vận tải hành khách giai đoạn 2019-2022 (Tỷ đồng) |
Lấy lại đà tăng trưởng
Chuyến tàu hơn một tiếng đồng hồ vận chuyển hành khách giữa Hà Tiên và Phú Quốc thường xuyên đông khách trong những ngày này. Một năm trước, cũng chính những con tàu này đã phải “nằm bờ” dài hạn để tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội phòng, chống Covid-19.
Nền kinh tế mở cửa trở lại đã kéo theo sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch và vận tải hành khách. Trong 6 tháng đầu năm 2022, lượng khách du lịch nội địa đạt 60,8 triệu lượt, vượt mục tiêu đề ra cho cả năm. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, nhóm dịch vụ vận tải hàng không quý II tăng cao nhất với 25,23% so với cùng kỳ năm trước; nhóm dịch vụ vận tải đường thủy tăng 10,59%; nhóm vận tải đường bộ và xe buýt tăng 8,64% so với cùng kỳ.
Kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4-1/5 trong điều kiện Covid-19 được kiểm soát tốt, cùng nhu cầu du lịch, thăm người thân sau 2 năm hạn chế đi lại là nguyên nhân khiến dịch vụ vận tải sôi động trở lại. Đây cũng là những động lực chính “hồi sinh” hoạt động nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách.
Với tình hình kinh doanh khởi sắc hơn, doanh số quý II tuyến tàu cao tốc Hà Tiên - Phú Quốc của hãng tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang mang về lớn gấp 236% cùng kỳ. Một tuyến tàu khác là Rạch Giá - Phú Quốc cũng ghi nhận mức tăng trưởng 84%. Doanh thu quý II của Supedong Kiên Giang gần gấp đôi cùng kỳ và cũng tương đương 85,2% hồi quý II/2019 khi chưa gặp biến cố đại dịch.
Không riêng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải khách hàng trên biển, hai hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet Air, hay nhóm công ty đường sắt đều hồi phục mạnh trong quý này, thậm chí gần trở lại doanh thu cùng kỳ 2019.
Doanh thu của Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) - đơn vị quản lý tuyến đường sắt thống nhất Hà Nội - TP.HCM cùng nhiều tuyến đường sắt phía Bắc đạt 604 tỷ đồng, gấp rưỡi cùng kỳ và chỉ thấp hơn chưa đến 6% so với năm 2019. Tỷ suất lợi nhuận trở lại mức trên 13%. Thậm chí, doanh nghiệp này còn ghi nhận quý đầu tiên có lãi sau 11 quý thua lỗ. Đây là quý lãi lớn nhất của Haraco sau cổ phần hóa.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng kịp hồi phục lợi nhuận. Sức cầu tiêu thụ tăng giúp cải thiện doanh thu, nhưng đà tăng của chi phí đầu vào, đặc biệt là nhiên liệu đã tác động lớn đến các doanh nghiệp vận tải.
Dù doanh thu gấp 3 lần cùng kỳ, Vietnam Airlines vẫn lỗ gộp gần 377 tỷ đồng sau khi trừ đi chi phí giá vốn, chủ yếu do chi phí nhiên liệu. Khoản lỗ gộp của Vietnam Airlines kỳ này chỉ bằng 1/10 giai đoạn 2 năm đại dịch, nhưng gánh nặng tỷ giá kéo khoản lỗ ròng quý II xuống gần 2.570 tỷ đồng. Doanh thu của Vietjet Air cũng gấp 3 lần cùng kỳ, giúp hãng hàng không này lãi gộp 1.127 tỷ đồng. Song khoản lãi này có được đến từ hoạt động thu xếp và chuyển quyền sở hữu tàu bay (1.986 tỷ đồng).
Giá nhiên liệu “hạ nhiệt”
Nhiên liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu của các doanh nghiệp vận tải. Tại nhiều doanh nghiệp như Supedong Kiên Giang, tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm tới 56% chi phí sản xuất, kinh doanh.
Trái với xu hướng tăng mạnh trong quý II, giá xăng dầu trong nước hiện đã hạ nhiệt đáng kể. Giá nhiên liệu hạ nhiệt giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp, giúp doanh nghiệp “dễ thở” hơn, chứ chưa tạo cú hích về biên lợi nhuận gộp so với mặt bằng chung giai đoạn trước.
Vận tải hành khách là một trong các mảng kinh doanh chịu tác động nặng nề bởi đại dịch. Đây cũng là lĩnh vực chịu sự thanh lọc mạnh mẽ khi nhu cầu tiêu dùng bất ngờ tụt dốc vì các lệnh giãn cách xã hội. Công ty Bắc Hà, đơn vị vận hành 5 tuyến xe buýt tại Hà Nội có tuổi đời gần 30 năm đã phải xin dừng hoạt động khi đối diện nguy cơ bị ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp là 57 xe đang vận hành. Nhưng cũng nhanh chóng sau đó, cả 5 tuyến bus đã có đơn vị vận tải khác tiếp nhận.
Cùng với sự khắc nghiệt của thị trường, ngành vận tải hành khách vẫn tiếp tục có thêm tân binh như Vinbus với hướng đi riêng xe bus điện thông minh “nhập làn” từ năm 2021. Các doanh nghiệp thích ứng để tồn tại cũng đang chuyển đổi để gia tăng năng lực cạnh tranh.
-
Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất -
[Chùm ảnh] Doanh nghiệp thủy sản hoang tàn sau bão Yagi -
Thép chống ăn mòn của Việt Nam bị đề nghị điều tra "kép" tại Hoa Kỳ -
VNPT triển khai gói hỗ trợ đặc biệt 50 tỷ đồng cho khách hàng, người dân vùng bão lũ -
Doanh nghiệp "bắt tay" cùng xuất khẩu xi măng sang Nam Phi -
Lo ngại giá cước vận tải biển tiếp tục tăng cao -
Quảng Trị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang