-
Xét xử phúc thẩm vụ Đăng kiểm: Các bị cáo trình bày thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ mới -
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật Bí thư Vĩnh Phúc và nhiều cá nhân -
Lừa bán đất nền cho 45 người, thu 85,7 tỷ đồng, lãnh đạo Công ty DCB hầu tòa -
Hủy kết quả trúng đấu giá mỏ cát 370 tỷ đồng gây xôn xao dư luận -
Xử lý linh hoạt 3 chung cư “hứng nước mưa” tại Đà Nẵng -
Vi phạm tiến độ, Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai bị thu hồi hơn 58 ha đất
Một bãi tập kết xử lý rác tại TP.HCM. |
Hết hợp đồng, nhà máy phải ngưng vận hành
Theo thống kê, hiện TP.HCM phải xử lý hơn 9.400 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày, cao điểm có thể đến 11.000 - 12.000 tấn/ngày. Dự báo đến năm 2025, Thành phố sẽ phải xử lý tới 13.000 tấn/ngày.
Tại các bãi tập kết rác lớn trước khi chờ xử lý, hoặc các bãi chôn lấp, có khối lượng nước rỉ rác lớn phát sinh, đặc biệt là mùa mưa, gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng, buộc phải xử lý.
Vì vậy, căn cứ chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố đã ký hợp đồng đặt hàng với nhiều doanh nghiệp để thực hiện xử lý nước rỉ rác phát sinh từ các bãi chôn lấp đã ngưng tiếp nhận chất thải rắn.
Theo đó, TP.HCM hiện có nhà máy xử lý nước rỉ rác phát sinh tại bãi chôn lấp số 2, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, công suất 800 m3/ngày đêm; Nhà máy tại bãi chôn lấp số 1, 1A thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc có công suất 800 m3/ngày đêm; Nhà máy tại bãi chôn lấp Đông Thạnh, công suất 500 m3/ngày đêm; Nhà máy xử lý nước rỉ rác tại bãi chôn lấp Gò Cát.
Hai nhà máy tại bãi chôn lấp số 2 và Gò Cát do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Thành phố vận hành, các nhà máy còn lại do Công ty TNHH Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quốc Việt vận hành.
Tuy nhiên, hợp đồng giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với 2 doanh nghiệp trên có thời hạn từ đầu năm 2021 đến hết tháng 6/2023. Từ ngày 1/7/2023 tới nay, TP.HCM chưa ký hợp đồng đặt hàng mới, nên các nhà máy xử lý nước rỉ rác phải tạm ngưng xả thải. Thay vào đó, 2 công ty phải thường xuyên vận hành bơm tuần hoàn lượng nước rỉ rác qua lại giữa các hồ chứa nhằm nuôi dưỡng vi sinh và duy trì tình trạng hoạt động của trang thiết bị.
Trong khi đó, TP.HCM đang là mùa mưa, các bãi chôn lấp rác phát sinh lượng nước rỉ rác lớn, lại không được xử lý, chảy về hồ lưu chứa tạm thời. Các nhà máy xử lý rác hiện nay nếu kéo dài tình trạng không được vận hành và xả thải, sẽ dẫn đến lưu lượng hồ chứa tạm thời không thể đáp ứng, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Đấu thầu thì nguy cơ phạm luật
Tiền thuê xử lý nước rỉ rác lấy từ nguồn ngân sách, thế nên, từ tháng 8/2022, UBND TP.HCM đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức đấu thầu và chậm nhất trong quý II/2023 phải có kết quả chọn thầu. Tuy nhiên, tới nay Sở vẫn không có được kết quả.
Nguyên nhân, theo báo cáo mới đây của Sở Tài nguyên và Môi trường, trong quá trình nghiên cứu lập hồ sơ mời thầu, Sở gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, nếu tổ chức đầu thầu theo công nghệ của từng nhà máy xử lý nước rỉ rác nêu trên, sẽ dẫn đến khi tổ chức đấu thầu, các doanh nghiệp mới khó có thể dự thầu. Và như vậy, 2 doanh nghiệp cũ đã hết hợp đồng là Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Thành phố và Công ty TNHH Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quốc Việt có thể thuận lợi trúng thầu, nhưng lại dẫn đến vi phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu (hạn chế thầu, thông thầu...).
Nếu xây dựng các tiêu chí về công nghệ, đơn giá và tiêu chuẩn chất lượng xả thải để tổ chức đấu thầu, thì các nhà thầu ngoài việc phải đảm bảo các công nghệ xử lý mới để có ý kiến thẩm định chuyên ngành về công nghệ của Sở Khoa học và Công nghệ kèm theo hồ sơ dự thầu, đồng thời phải đáp ứng điều kiện là đã có nhà máy đang vận hành hoặc nếu chưa có nhà máy thì phải cần thời gian để đầu tư xây dựng và vận hành thử nghiệm ổn định hệ thống xử lý trước khi tiếp nhận nước rỉ rác để xử lý.
Vấn đề này cũng thuận lợi cho doanh nghiệp cũ, tức lại có thể vi phạm quy định đấu thầu.
Lãng phí cả của công và tư
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Thành phố là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND TP.HCM, còn Công ty TNHH Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quốc Việt là doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, các nhà máy xử lý nước rỉ rác được xây dựng cố định tại các bãi chôn lấp của 2 doanh nghiệp lại do chính doanh nghiệp tự bỏ tiền đầu tư, không sử dụng ngân sách nhà nước. Do đó, trong trường hợp cả 2 doanh nghiệp này không trúng thầu cung ứng dịch vụ xử lý nước rỉ rác thì sẽ phải dừng toàn bộ nhà máy xử lý vừa mới được nâng cấp cải tạo.
Cụ thể, năm 2021, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Thành phố đã chi hơn 14 tỷ đồng nâng cấp, cải tạo các nhà máy xử lý nước rỉ rác phát sinh tại bãi chôn lấp số 2; Công ty TNHH Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quốc Việt chi tổng cộng hơn 15 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo các nhà máy xử lý nước rỉ rác phát sinh từ bãi chôn lấp Đông Thạnh và bãi số 1, 1 A thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc.
Còn TP.HCM phải bố trí mặt bằng mới để đơn vị trúng thầu xây dựng hoặc lắp đặt hệ thống xử lý nước rỉ rác, hoặc sẽ yêu cầu 2 doanh nghiệp cũ tháo dỡ các công trình kiên cố và thu hồi, di dời các trang thiết bị xử lý nước rỉ rác.
Việc này gây lãng phí về tiền bạc và công sức đã bỏ ra của doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư, nâng cấp, cải tạo các nhà máy xử lý nước rỉ rác theo yêu cầu của chính TP.HCM.
Mặt khác, trường hợp có doanh nghiệp mới trúng thầu thì Thành phố phải cấp mặt bằng khu đất khác, hoặc thu hồi các khu đất hiện hữu đang giao cho doanh nghiệp cũ để doanh nghiệp trúng thầu thực hiện các thủ tục pháp lý về môi trường theo quy định. Việc thực hiện các thủ tục pháp lý cần thời gian dài. Sau khi được cơ quan chức năng cấp phép, đơn vị trúng thầu được vận hành nhà máy với công nghệ xử lý mới và xả thải nước rỉ rác sau xử lý đạt chuẩn vào nguồn tiếp nhận theo quy định.
Trong khoảng thời gian doanh nghiệp chưa được cấp phép và chưa đi vào hoạt động xử lý chính thức thì các hồ lưu chứa nước rỉ rác tạm thời sẽ bị quá tải, có nguy cơ chảy tràn gây ô nhiễm môi trường xung quanh do vẫn phải tiếp nhận lượng nước rỉ rác phát sinh hàng ngày từ các bãi chôn lấp.
Sở muốn bỏ đấu thầu, UBND Thành phố chần chừ
Từ thực tế này, Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng, theo các quy định pháp luật hiện tại, TP.HCM có thể lựa chọn hình thức cung ứng dịch vụ và có thẩm quyền quyết định.
Bởi theo Phụ lục I, Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 cùa Chính phủ (về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi) thì dịch vụ xử lý nước rỉ rác phát sinh là dịch vụ sự nghiệp công, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
Tại khoản 5, Điều 12, Nghị định 32/2019/NĐ-CP có quy định: “Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này thực hiện phương thức đặt hàng, nhưng vẫn khuyến khích áp dụng hình thức đầu thầu”.
Còn theo Điều 7, Nghị định 32/2019/NĐ-CP, UBND TP.HCM là cơ quan có thẩm quyền quyết định hình thức cung ứng dịch vụ xử lý nước rỉ rác phát sinh từ các bãi chôn lấp trên địa bàn.
Đối với điều kiện đặt hàng quy định tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP, Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng, do đã đầu tư hệ thống xử lý nước rỉ rác trước năm 2021 và đã chủ động thực hiện nâng cấp, cải tạo các nhà máy để nâng chuẩn xả thải loại B lên thành loại A kể từ năm 2021 trở đi theo chỉ đạo cùa UBND TP.HCM, cả Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Thành phố và Công ty TNHH Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quốc Việt đều đáp ứng các điều kiện của Nghị định.
Từ đó, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND TP.HCM tiếp tục ký hợp đồng đặt hàng 2 doanh nghiệp cũ để vận hành nhà máy xử lý nước rỉ rác phát sinh từ các bãi chôn lấp. Song song đó, Sở cũng sẽ phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng đơn giá xử lý, cơ chế đặt hàng để UBND TP.HCM quyết định.
Theo nguồn tin của chúng tôi, hiện UBND TP.HCM chưa có quyết định về vấn đề trên.
-
Xét xử phúc thẩm vụ Đăng kiểm: Các bị cáo trình bày thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ mới -
Cảnh báo hiểm họa khó lường từ việc tự chế, sử dụng pháo nổ trái phép -
Bộ Công an chưa nhận đơn thư liên quan đến thông tin về Ngân hàng ACB -
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật Bí thư Vĩnh Phúc và nhiều cá nhân
-
Lừa bán đất nền cho 45 người, thu 85,7 tỷ đồng, lãnh đạo Công ty DCB hầu tòa -
Hủy kết quả trúng đấu giá mỏ cát 370 tỷ đồng gây xôn xao dư luận -
Xử lý linh hoạt 3 chung cư “hứng nước mưa” tại Đà Nẵng -
Vi phạm tiến độ, Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai bị thu hồi hơn 58 ha đất -
Nhóm lãnh đạo công ty địa ốc vẽ dự án “ma” bị đề nghị mức án chung thân -
Phúc thẩm "đại án" tại Cục Đăng kiểm, 3 bị cáo xin xét xử vắng mặt -
Đường dây mua bán hóa đơn trái phép: Hàng trăm lãnh đạo doanh nghiệp “nhúng chàm”
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên