
-
6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu xi măng, clinker giảm tốc
-
Kiến nghị giảm phí sử dụng đường bộ cho đơn vị kinh doanh vận tải thêm 3 tháng
-
[Infographic] 6 tháng năm 2022, số doanh nghiệp thành lập mới cao kỷ lục
-
Thương mại biên giới với Trung Quốc giảm mạnh vì chính sách Zero Covid
-
Sự kiện Samsung Engineering đầu tư vào DNP Water nhận được sự quan tâm lớn từ báo giới quốc tế -
FECON hợp tác Corio Generation; Cơm ViệtNam Rice tới châu Âu; Biti’s và Thiên Long thân thêm thân
Bộ Công thương vừa nhận được thông tin cảnh báo từ Văn phòng TBT Việt Nam (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ) về việc Vương quốc Anh gửi thông báo số G/TBT/N/GRB/43 ngày 24/9/2021 đến các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về dự thảo sửa đổi Quy định hạn chế một số chất độc hại trong thiết bị điện và điện tử năm 2012 (Quy định RoHS).
Dự thảo nói trên sửa đổi nội dung tại các Biểu A1 và Biểu A2 của Quy định RoHS năm 2012. Nội dung sửa đổi bao gồm: Sửa đổi danh sách các chất bị hạn chế là Bis(2-ethylhexyl) phthalate (DEHP), Butyl benzyl Phthalate (BBP), Dibutyl phthalate (DBP) và Disobutyl phthalate (DIBP) trong thiết bị y tế, dụng cụ giám sát và điều khiển.
Gia hạn miễn trừ thêm 5 năm đối với thủy ngân sử dụng trong đầu nối xoay điện dùng cho thiết bị chẩn đoán hình ảnh siêu âm tại dòng 93, Bảng 1, Biểu A2 Quy định RoHS đến 30/6/2026; bổ sung một số hợp chất chì và một dạng crom (bari) hóa trị sau dùng trong cung cấp kíp nổ điện và điện tử chất nổ dân dụng vào Bảng 1, Biểu A2, Quy định RoHS để tiếp tục miễn trừ khỏi danh sách các chất hạn chế tại Biểu A1 Quy định RoHS đến ngày 20/4/2026 đối với các chất nói trên.
Do đó, Bộ Công thương thông báo để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng điện, điện tử sang Vương quốc Anh được biết.
Xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang thị trường Anh tăng trưởng mạnh kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực tạm thời từ 1/1/2021 và hiệu lực chính thức từ tháng 5 năm nay. 9 tháng 2021, kim ngạch xuất khẩu sang Anh đạt hơn 4,4 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ.
Anh là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2019, thương mại 2 chiều Việt - Anh đạt 6,6 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng giai đoạn 2015 - 2019 đạt 9,4%, trong đó Anh đứng thứ 9 trong số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, với kim ngạch 5,76 tỷ USD. Năm 2020, do ảnh hưởng của Covid-19, thương mại 2 chiều giảm nhẹ còn 5,642 tỷ USD.
Top những ngành hàng có dư địa khai thác thị trường Anh dẫn đầu là điện thoại, hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, linh kiện và thủy sản, hạt điều, cà phê…
Trong đó, nhóm hàng điện thoại từng đạt giá trị xấp xỉ 2 tỷ USD vào năm 2019, nhưng đã sụt giảm chỉ còn 1,382 tỷ USD trong năm 2020. Tương tự, dệt may cao điểm từng xuất sang Anh 800 triệu USD/năm, giày dép 630 triệu USD, gỗ và sản phẩm gỗ hơn 400 triệu USD…

-
Prudential Việt Nam ra mắt công cụ chăm sóc sức khỏe tinh thần -
[Infographic] 6 tháng năm 2022, số doanh nghiệp thành lập mới cao kỷ lục -
Thương mại biên giới với Trung Quốc giảm mạnh vì chính sách Zero Covid -
Việt Nam - địa chỉ cung ứng hàng hóa khó thay thế -
Doanh nghiệp vẫn trông vào nhiều kiến nghị cũ -
Sự kiện Samsung Engineering đầu tư vào DNP Water nhận được sự quan tâm lớn từ báo giới quốc tế -
Tập đoàn FLC có tân Chủ tịch Hội đồng quản trị
-
AWS cam kết tiếp tục hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam
-
Abaha - Startup công nghệ SAAS Business App huy động vốn thành công vòng Pre-Series A
-
Sabeco nhận ‘quả ngọt’ nhờ chiến lược 7 trụ cột
-
Thêm động lực để phát triển thị trường bất động sản Việt Nam
-
Lộc Trời xuất khẩu gạo với thương hiệu "Cơm ViệtNam Rice" sang thị trường châu Âu
-
Chính phủ bang Queensland (Úc): Nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ nhà đầu tư Việt