
-
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng
-
Việt Nam sẵn sàng chung tay, chung sức cùng các đối tác phát triển
-
HĐND TP. Hải Phòng kiện toàn bộ máy chính quyền, thông qua một số nghị quyết quan trọng
-
Ninh Bình: Kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm cán bộ sau sáp nhập
-
Tiếp nhận 50.300 tờ khai xuất nhập khẩu trong ngày đầu chuyển đổi mô hình bộ máy -
Hưng Yên ngày đầu vận hành chính quyền địa phương hai cấp: Tổ chức thông suốt, hành chính thân thiện
![]() |
6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng hóa sang Anh đạt 2,88 tỷ USD, tăng 28,9%, dẫn đầu là điện thoại, máy móc, giày dép, sắt thép... |
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Anh trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 2,88 tỷ USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu do Tổng cục Hải quan công bố.
Kết quả này có được nhờ các ngành hàng, doanh nghiệp chủ động khai thác tốt Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) ngay từ đầu năm.
Điện thoại các loại và linh kiện dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang Anh, đạt 373,7 triệu USD, chiếm 23,39% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đến là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 330,9 triệu USD, tăng 43,9%, chiếm 11,4%, giày dép các loại đạt 321,6 triệu USD, tăng 28,3%, chiếm 11,1% tỷ trọng.
Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2021, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu sang Anh đều có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước.
Một số nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá: xuất khẩu sắt thép tăng 770,3%; phương tiện vận tải và phụ tùng 91,5%; đồ chơi dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 94,4%; sản phẩm từ sắt thép 185,8%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm tăng 105,6%.
Đây là mức tăng trưởng thực sự ấn tượng trong bối cảnh xuất khẩu sang nhiều bạn hàng lớn gặp khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Bộ Công Thương nhận định, các FTA thế hệ mới, trong đó UKVFTA đã, đang và sẽ tiếp tục tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi hơn cùng với những cam kết về tạo thuận lợi thương mại, giảm thiểu các rào cản.
Theo cam kết trong UKVFTA, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên nhập khẩu vào Anh được giảm từ mức thuế cơ bản 10-20% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với mặt hàng hoa quả, khi Hiệp định có hiệu lực hơn 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả có mức thuế suất 0%.
Bên cạnh nông, thủy sản, xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng là nhóm hàng được dự báo sẽ có mức tăng trưởng ấn tượng trong thời gian tới.
Dư địa tăng trưởng cho sản phẩm Việt Nam sang Anh còn rất lớn vì xuất khẩu của Việt Nam hiện mới chiếm được không quá 1% thị phần trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm gần 700 tỷ USD (2019) của Anh. Mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia mang tính bổ sung thay vì cạnh tranh.

-
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu 3 đề xuất để thúc đẩy tài chính cho phát triển
-
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng
-
Việt Nam sẵn sàng chung tay, chung sức cùng các đối tác phát triển
-
HĐND TP. Hải Phòng kiện toàn bộ máy chính quyền, thông qua một số nghị quyết quan trọng
-
Ninh Bình: Kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm cán bộ sau sáp nhập -
Tiếp nhận 50.300 tờ khai xuất nhập khẩu trong ngày đầu chuyển đổi mô hình bộ máy -
Hưng Yên ngày đầu vận hành chính quyền địa phương hai cấp: Tổ chức thông suốt, hành chính thân thiện -
Quảng Trị bổ nhiệm các giám đốc sở sau sáp nhập -
Ban Chính sách, chiến lược Trung ương có thêm lãnh đạo -
HĐND TP.HCM thành lập 15 sở, cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố -
TP.HCM kiến nghị bố trí nhà công vụ cho cán bộ được điều động, luân chuyển công tác
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới