Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Doanh nhân F1 trải lòng về thế hệ kế cận
Anh Hoa - 10/10/2014 13:41
 
Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2014) cận kề, thế hệ doanh nhân đi trước trải lòng về nỗi đau và những sai lầm mà họ đã tạo ra một phần thế hệ kế cận ngày nay.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Ông Lê Phước Vũ thi bản lĩnh doanh nhân thế giới
Doanh nhân Lê Phước Vũ: Chuyện đạo và đời
Chủ tịch Tôn Hoa Sen: “Tôi sinh ra để nổi tiếng”
Những scandal "để đời" của ông Lê Phước Vũ
Tập đoàn Hoa Sen vào giai đoạn bứt phá mới

Trước câu hỏi của báo giới dành cho ban tổ chức và những doanh nhân giải thưởng EY – Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp, mới đây về việc: Ông/bà có bình luận gì khi nhiều người trẻ hiện nay được thừa hưởng gia sản từ bố mẹ và những bạn trẻ thành công đi lên từ hai bàn tay trắng? Câu hỏi này đã chạm đến vấn đề rất lớn của Việt Nam và nỗi đau của doanh nhân thế hệ sau thời kỳ đổi mới của Việt Nam.

Phóng viên Báo Đầu tư – Baodautu.vn đã ghi nhận được lời chia sẻ chân thật của một số doanh nhân.

Ông Lê Phước Vũ,  Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tôn Hoa Sen

Tôi có suy ngẫm điều này. Có người từng nói tôi, nếu tôi mà giao Tập đoàn Hoa Sen cho con thì chắc sẽ không bao giờ bằng tôi làm. Tôi chỉ nói đơn giản vì: Ba nó giàu hơn ba tôi.

Quy tắc Tập đoàn chúng tôi không có yếu tố gia đình dù tôi là người sáng lập, khi phát triển mức độ nào thì nguyên tắc của tôi là xã hội hóa.

Trên thương trường, doanh nghiệp nào tạo ra sản phẩm tốt, tác động xã hội tốt, để phát triển nền kinh tế lâu dài cho tất cả người dân được hưởng . Tôi không giành miếng ăn của người khác vì có những sản phẩm tốt nên tôi sẽ chia sẻ sự thành công đó với đối thủ của chúng tôi và với xã hội.

  Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tôn Hoa Sen  
 

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tôn Hoa Sen: Tôi không giao cho con tôi vì biết nó sẽ bị hư, thậm chí sụp đổ tập đoàn

 

Thứ hai, tôi không đưa gia đình tôi vào công ty. Tôi là người đạo phật, nhưng thư ký tôi, phó tổng giám đốc, giám đốc nhân sự là người công giáo. Tôn trọng đức tin của mọi người, chỉ có người có tâm tốt là tôi trân trọng.

Đối với cá nhân tôi, vấn đề thừa kế hay tay trắng đi lên đều không quan trọng, mà vấn đề là những người doanh nhân Việt Nam phải là những người chân chính, có năng lực, có trí tuệ, có bản lĩnh quan trọng nhất là có trách nhiệm.

Tôi không giao cho con tôi vì biết giao nó sẽ bị hư, thậm chí sụp đổ tập đoàn.

Đối với doanh nhân ai cũng có gia đình, muốn có tài sản, đều muốn để lại cho con cháu mình một di sản tốt,  nhưng với điều kiện những người thừa kế phải là những người tốt. Và yếu tố sống có trách nhiệm rất quan trọng lắm, không phải với gia đình, bản thân và với cộng đồng xã hội. Cái này là yếu tố thực sự là cái chúng ta đang thiếu.

Nguyên tắc của chúng tôi là người nào chân thật nhất, đóng góp nhiều nhất sẽ có chức cao nhất, không phân biệt người đó là ai?

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT:

Điều này chạm đến vấn đề rất lớn mà Viêt Nam chưa sẵn sàng.

Thứ nhất, Việt Nam bắt đầu vào đổi mới không có ai có tài sản, tài sản đối với chúng ta chưa đủ tiền để sống qua ngày, đến giờ những người khởi đầu cho cái đổi mới đó như tôi đã đến thời điểm chuyển giao. Và đến lúc này chúng ta mới đặt câu hỏi, chuyển giao cho ai, chuyển giao cái gì, họ cần gì? Đó là câu hỏi rất lớn mà chúng tôi đã nghĩ nát óc rồi.

Thứ hai, xã hội Việt Nam chưa chuẩn bị, chưa có hiểu biết sâu về vấn đề sở hữu. Thật sự tôi đọc trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôi rất buồn lòng khi có những người xưng là thiếu gia. Tôi không biết là họ học bao nhiêu tiếng 1 ngày, tôi không biết họ dành bao thời gian cho công việc, tạo dựng  các giá trị. Tôi không biết họ có trách nhiệm gì, sứ mạng hay ước mơ hoài bão gì. Tôi chỉ biết họ có rất nhiều xe siêu sang, hàng hiệu xa xỉ…

  Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT  
 

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT: Muốn bảo vệ gia sản thì những đứa trẻ trong gia đình phải được đào tạo một cách khắc nghiệt nhất

 

Hơn nữa, Việt Nam cũng có câu: không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, đây là chân lý hay chẳng qua là văn hóa? Tôi khẳng định đây là văn hóa và Việt Nam phải rời khởi văn hóa này.  Vì sao? Vì doanh nghiệp gia đình chiếm 80% đóng góp cho giá trị vật chất cho xã hội. Tức là 80% giá trị vật chất phải được cha truyền con nối, nhiều đời.

Tôi được nói chuyện với bà chủ tịch tập đoàn rượu vang lớn trên thế giới. Gia đình bà với vị thế là người cung cấp  rượu chất lượng cao nhất cho các hoànhg tộc suốt hơn 200 năm, mà họ vẫn là doanh nghiệp gia đình phát triển bình thường.  Bà bảo, quan trọng nhất là những đứa trẻ trong gia đình đã được được đào tạo một cách khắc nghiệt nhất.

Tôi hiểu điều này từ sớm và tôi mong con mình được vào học một trường nội trú tách khỏi tầm mắt của bố mẹ để chúng tự lập. Đến nay, con tôi lớn hết rồi thì trường đó mới ra đời ở Hòa Lạc. Chúng tôi có tiền nhưng chúng tôi đã phải tự sống từ lúc 8 tuổi.

Đây là vấn đề rất lớn của Việt Nam, Việt Nam phải suy nghĩ, chuẩn bị nếu không lại có sự sụp đổ tiếp theo chẳng cần phải khủng hoảng kinh tế gì cả mà do mấy bạn thiếu gia đó phá.

Tôi chưa thể nói lời giải, nhưng tôi chắc chắn rằng, bố mẹ đã mắc sai lầm khi tình yêu lớn nhất cứ dành cho con cái, đói khổ nhận hết về mình. Khi tình yêu của bố mẹ luôn muốn tránh cho con mình tránh phải những vấp ngã, nỗi cực khổ, vất vả trong quá khứ. Đói run không có gì ăn, lạnh cóng không có chăn đắp mà vẫn phải học, phải làm việc. Chúng tôi đã tránh cả những điều tiêu cực trong xã hội để cho con nó nghe… Những đứa trẻ đó không thể vững vàng trong cuộc sống được. Cuộc sống phải là sống thật, có tốt, có dở, có thiện, có ác và phải trải nghiệm thì mới tốt.

Riêng với việc chuyển giao ở FPT. Chúng tôi xuất phát điểm là chuyển giao cho ai, người đó đạt đến mức nào, tình thần ra làm sao. Chúng tôi đã lấy các yếu tố, kinh nghiệm từ các trường đào tạo kinh doanh, những tập đoàn lớn trên thế giới mà có kết quả ghi nhận học thuật để cộng vào ra đáp số chung cho FPT.

Nhưng tóm lại thực tế là, tất cả lớp đầu tiên của FPT ngồi xuống nói với nhau xem ông đã làm được cái gì mà các anh em chưa làm được. Ví dụ: cái mà anh em FPT chưa làm được là cần gặp các nguyên thủ của Việt Nam, lãnh đạo địa phương, tập đoàn và có sức thuyết phục  trên thị trường. Vì sao cần làm điều này, vì sao cần làm điều kia. Đó là chưa kể phải nói chuyện với lãnh đạo, nguyên thủ tuốc tế.

Với tôi, quan hệ là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Tất cả chúng ta vẫn làm việc trên sự tin cậy. Muốn có được không phải chỉ ở cái bắt tay mà bạn phải biết giao tiếp thực sự.

Nguyên tắc của chúng tôi hiện nay không phải là chọn được người chưa, mà vấn đề một người  phải ngồi được 3-4 chỗ và một 1 chỗ phải có 3-4 người, để chọn người tốt nhất. Vì chưa bao giờ nguồn lực nội tại đáp ứng được tăng trưởng cả. Bạn phải liên tục có dòng máu mới, tư tưởng mới, có cái nhìn mới thì mới sống động, nếu không nước tù không bao giờ trọng.

  

'FPT cần 4 năm để xây dựng thế hệ lãnh đạo mới'

'FPT cần 4 năm để xây dựng thế hệ lãnh đạo mới'

Nhìn nhận chuyển giao thế hệ trước đây không thành công do các cá nhân chưa được trải nghiệm trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau của tập đoàn, Chủ tịch Trương Gia Bình cho biết FPT sẽ tiến hành luân chuyển nhân sự trong 4 năm tới để lựa chọn lãnh đạo.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư