-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
“Du khách sẽ được ở khách sạn dát vàng sang trọng nhất, món ăn ngon nhất và giá rẻ nhất", ông Nguyễn Hữu Đường chia sẻ tại buổi trải nghiệm ở Khách sạn Hà Nội Golden Lake |
Tại sao ông lại đề xuất ý tưởng xây dựng hệ thống Trung tâm thương mại V+ thu phí tượng trưng tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh, thành phố khác?
Công ty TNHH Hòa Bình hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó chúng tôi tập trung vào những lĩnh vực mà xã hội thiếu, người dân cần.
Từ năm 1954-1975, nước ta phải dồn mọi nguồn lực cho cuộc chiến tranh thống nhất đất nước, nên giai đoạn này không có mô hình doanh nghiệp tư nhân. Từ năm 1975 - 1986, nền kinh tế Việt Nam được quản lý theo cơ chế bao cấp nên các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có tích lũy tư bản.
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, chúng ta thực hiện mở cửa thị trường trong nước theo cam kết. Cũng trong năm 2007, với mong muốn kinh tế có bước phát triển vượt bậc để Việt Nam sớm trở thành con rồng châu Á, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp, đầu tư mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực như thành lập 10 tập đoàn kinh tế, tổng công ty với những ngành nghề khác nhau có 100% vốn nhà nước, với kỳ vọng tạo ra những “quả đấm thép”, tạo thành xương sống, động lực cho sự phát triển kinh tế nước nhà. Năm 2007, bội chi ngân sách 43%, tăng trưởng tín dụng là 58%, trong khi nếu hai chỉ số nói trên vượt quá 10% thì nền kinh tế đã rơi vào tình trạng báo động.
Năm 2008, kinh tế Việt Nam lâm vào suy thoái nặng nề, lạm phát của Việt Nam lên tới hơn 20%, lãi suất ngân hàng gần 20%/năm.
Năm 2011, kinh tế Việt Nam tiếp tục rơi vào tình trạng suy thoái, lạm phát ở mức 18,58%, lãi suất ngân hàng thực tế có lúc lên đến gần 30%/năm. Trong khi đó, các nước trong khu vực đều có mức lãi suất vay ngân hàng rất thấp như Nhật Bản 0%/năm, Singapore 2,7%/năm, Hàn Quốc 3,25%/năm, Trung Quốc 4,5%/năm, Thái Lan 5%/năm.
Trong giai đoạn này, phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh muốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh đều phải vay vốn ngân hàng. Giá thành hàng hóa sản xuất ra của các doanh nghiệp Việt chịu chi phí lãi vay ngân hàng và chi phí vận chuyển rất lớn (chi phí lãi vay ngân hàng tại Việt Nam cao gấp 7-8 lần so với các nước trong khu vực, chi phí vận chuyển cao gấp 2 lần so với các nước trong khu vực). Do các nguyên nhân trên, nên sản phẩm của doanh nghiệp Việt có giá bán cao hơn 30 - 50% so với các nước trong khu vực. Điều này dẫn đến hàng hóa của Việt Nam giảm sức cạnh tranh tại thị trường quốc tế.
Sau khi mở cửa thị trường trong nước theo cam kết gia nhập WTO, hàng hóa và các doanh nghiệp thương mại, sản xuất nước ngoài ồ ạt đổ bộ vào thị trường Việt Nam, khiến nhiều doanh nghiệp Việt phải ngừng sản xuất, giải thể, nhường thị phần cho doanh nghiệp ngoại.
Trước thực trạng đó, Hòa Bình đã dành nguồn lực đầu tư nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới để tìm hướng đi cho chính mình và giúp doanh nghiệp Việt có thể tồn tại, phát triển bền vững.
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu 4 mùa, mùa hè chỉ có 2 tháng nóng, mùa đông chỉ có 1 tháng lạnh, nhưng không có băng giá, tuyết rơi. Chúng ta có 3.260 km bờ biển, sở hữu nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng, nhiều kỳ quan thiên nhiên của thế giới như vịnh Hạ Long, động Phong Nha - Kẻ Bàng… Chúng ta có lợi thế phát triển du lịch, nhưng tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chưa cao. Thái Lan có 69 triệu dân, năm 2019 đón 40 triệu khách du lịch quốc tế; Singapore có 5,9 triệu dân, năm 2019 đón 19,1 triệu khách du lịch quốc tế, còn Việt Nam có gần 100 triệu dân, năm 2019 đón 18 triệu du khách quốc tế.
Lý do chưa thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế là ngoài tham quan, thưởng thức ẩm thực thì tại Việt Nam, họ không mua sắm được hàng hóa chất lượng tốt với giá rẻ, rẻ hơn nơi họ sinh sống. Muốn phát triển sản xuất, thu hút du lịch, chúng ta phải tạo ra thị trường có hàng hóa tốt, giá rẻ. Vì vậy, chúng tôi quyết định xây dựng hệ thống trung tâm thương mại V+ tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh, thành phố. Hệ thống này sẽ miễn phí mặt bằng, hoặc thu phí mặt bằng tượng trưng với giá 1.000 đồng/m2/năm cho doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài.
Khi Việt Nam gia nhập WTO, ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương thì hàng hóa của Việt Nam cũng như các nước đều được miễn thuế. Nếu được hỗ trợ mặt bằng để triển lãm, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm thì hàng hóa sẽ có giá rẻ hơn 30-40% so với các nước, khi đó Việt Nam sẽ trở thành trung tâm bán buôn, bán lẻ hàng hóa có chất lượng tốt với giá rẻ nhất thế giới. Điều này sẽ giúp chúng ta làm chủ hệ thống thương mại trong nước, điều tiết được sản xuất và Việt Nam không bị phụ thuộc vào bất kỳ nền kinh tế nào.
Chúng ta cũng sẽ thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định, tăng nguồn thu cho ngân sách, giảm biên chế, giảm nợ công, góp phần phát triển ổn định, bền vững kinh tế đất nước.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chao đảo, loay hoay tìm cách hồi phục, liên tiếp đưa ra các chính sách đặc thù để phục hồi du lịch thì mô hình trung tâm thương mại thu phí tượng trưng của Hòa Bình là mô hình rất mới, chưa có quốc gia nào trên thế giới áp dụng. Việt Nam là nước đi đầu sẽ tạo ra hiệu ứng thần kỳ cho nền kinh tế.
Ông từng có những chiêu thức marketing độc đáo, ấn tượng và rất hiệu quả như xây công trình dát vàng để thu hút du khách tới Việt Nam, mà gần đây nhất là Hà Nội Golden Lake “dát vàng từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới”. Những ý tưởng đó đến từ đâu, thưa ông?
Muốn cạnh tranh trong nền kinh tế mở cửa thì mỗi doanh nghiệp phải không ngừng học hỏi. Cách nhanh nhất là học ở đối thủ, ở các quốc gia phát triển hơn mình.
Từ những năm 1990 đến nay, tôi may mắn được tháp tùng các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, các bộ trưởng đi nhiều nước để tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư, học tập kinh nghiệm của họ. Học cách họ làm du lịch, cách điều hành, khai thác công trình hiệu quả.
Để học hỏi họ xây một khách sạn sang trọng, đẳng cấp như thế nào, thì phải chi tiền rất đắt vào ngủ, trải nghiệm, xem cách họ xây dựng, điều hành khách sạn, sáng tạo các dịch vụ như thế nào để hút khách. Phải vào những nhà hàng sang trọng, đẳng cấp nhất để thưởng thức các món ăn đặc sản, món “đặc biệt” nổi tiếng thu hút khách du lịch đến với họ. Ăn là phụ, học người ta là chính.
Tôi ấn tượng nhất trong nhiều chuyến công du đó là món vịt quay Bắc Kinh. Tôi đã thưởng thức ở nhiều nước, nhưng tôi thấy ngon nhất là ở Khách sạn Shangri-La (Singapore). Tới đây, khách sạn dát vàng Hà Nội Golden Lake sẽ bán món vịt quay Bắc Kinh chuẩn vị thơm, giòn, ngon số một thế giới.
Hay như món thịt bò dát vàng. Sau khi thưởng thức, học tập, Hà Nội Golden Lake đã khai trương Golden Beef vào ngày 22/11/2021, cung cấp cho du khách với giá chỉ bằng 1/20, nhưng ngon nhất thế giới. Nếu như 1 suất bít tết bò Wagyu Úc dát vàng ở nước ngoài có giá gần 2.000 USD, thì ở Hà Nội Golden Lake chỉ có giá 200 USD/suất cho 2 người ăn. Giá họ bán đắt chỉ vì “cõng” chi phí makerting, thương hiệu, mặt bằng quá cao. Nếu 2 vợ chồng du khách từ Singapore, Thái Lan, Hồng Kông (Trung Quốc) sang Việt Nam sẽ mất 500 USD vé máy bay, 500 USD phòng ngủ khách sạn dát vàng Hà Nội Golden Lake 2 ngày, ăn 1 bữa bò bít tết Wagyu Úc dát vàng với giá 200 USD thì tổng cộng cũng chỉ 1.200 USD, chỉ bằng 2/3 giá suất ăn ở nước ngoài. Tôi tin rằng, du khách cả thế giới sẽ tìm đến Việt Nam thưởng thức sau đại dịch.
Tôi nghĩ, nếu lãnh đạo không trực tiếp đi ra nước ngoài học hỏi, trải nghiệm, thì sẽ không nghĩ ra, không áp dụng được các chiêu thức kinh doanh mới hiệu quả của nước ngoài vào doanh nghiệp của mình. Cũng như các doanh nhân, lãnh đạo của các quốc gia khi ra nước ngoài cũng phải trải nghiệm ẩm thực, văn hóa để có chỉ đạo, điều hành sát với thực tiễn. Ví dụ, Bộ trưởng Du lịch mà ra nước ngoài không đi tour thực tế, xem show, ăn nhà hàng ngon nhất, ngủ khách sạn độc đáo nhất… để quan sát, rút kinh nghiệm thì làm sao có được chính sách du lịch hay cho nước mình.
Ở góc độ cá nhân, họ cũng là con người, cũng có nhu cầu khám phá, thưởng thức những món ăn, đặc sản “quốc hồn quốc túy” của quốc gia nơi mình đến. Như Tổng thống Mỹ Barack Obama khi đến Việt Nam năm 2016 cũng vào quán để ăn món đặc sản là bún chả của Việt Nam.
Doanh nghiệp muốn thành công thì đi đến đâu cũng phải học hỏi, có gì hay, tốt phải học để rút kinh nghiệm cho doanh nghiệp của mình làm hay hơn, tốt hơn, sáng tạo hơn đối thủ. Với khách hàng của mình, phải tâm niệm “làm những gì mình ước muốn cho người khác” thì mới thành công.
Tôi tin rằng, nền kinh tế Việt Nam muốn phát triển thì phải định vị là một điểm đến du lịch an toàn, đặc sắc, phải trở thành thủ phủ bán hàng tốt và rẻ nhất thế giới.
Dự án Trung tâm thương mại V+ tại Hà Nội đã nhận được phản hồi ra sao, thưa ông?
Ngày 4/11/2021, Ban cán sự Đảng UBND TP. Hà Nội đã có báo cáo gửi Thường trực Thành ủy Hà Nội về đề xuất của Công ty Hòa Bình trong việc đầu tư xây dựng Dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại, Outlet và nhà ở Hòa Bình tại Đông Anh.
Chúng tôi đề nghị được ứng vốn để giải phóng mặt bằng và bỏ toàn bộ kinh phí hoàn thiện quy hoạch, thiết kế kiến trúc, cảnh quan cho Dự án.
Nếu được UBND TP. Hà Nội ra quyết định lựa chọn làm nhà đầu tư thì Hòa Bình sẽ khởi công sau 15 ngày. Hoàn thành và đưa Trung tâm thương mại V+ đi vào hoạt động sau 18 tháng kể từ ngày khởi công.
Tôi luôn vững tin rằng, nếu mô hình Trung tâm thương mại V+ được mở rộng tới TP.HCM và các tỉnh, thành phố thì chỉ sau 5 năm nữa, đất nước chúng ta sẽ phát triển bền vững.
-
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống -
Chu Văn Nam, nhà sáng lập thương hiệu Nada Oils: Tìm chỗ đứng trên thị trường tinh dầu
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"