-
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa -
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ
Kết quả tích cực của tháng 8 giúp doanh số bán lẻ 8 tháng đầu năm của Trung Quốc tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: AFP |
Cụ thể, doanh số bán lẻ của Trung Quốc trong tháng 8 đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, bỏ xa mức tăng 3,5% mà các chuyên gia kinh tế dự báo với Reuters. Riêng doanh số bán lẻ mảng dịch vụ ăn uống đã tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước trong khi doanh số ô tô và thực phẩm cũng tăng đáng kể.
Với kết quả tích cực trên, doanh số bán lẻ 8 tháng đầu năm tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ phẩm và đồ nội thất gia đình là một trong số ít các mặt hàng ghi nhận doanh số sụt giảm so với một năm trước.
Tương tự, sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 8 đã tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức 3,8% mà các nhà phân tích đã ước tính với Reuters.
Đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm đã tăng lên 5,8%, cao hơn mức dự báo tăng 5,5% của Reuters. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tăng mạnh nhất, với mức tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, còn đầu tư cơ sở hạ tầng tăng với tốc độ chậm hơn so với tháng 7.
Tính đến tháng 8/2022, đầu tư vào bất động sản tại Trung Quốc tiếp tục suy giảm, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc từ 16 đến 24 tuổi đã giảm xuống 18,7% trong tháng 8, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp chung ở các thành phố, là 5,3% trong cùng tháng, theo đài CNBC.
Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc
"Nói chung, nền kinh tế đã hứng chịu tác động của nhiều yếu tố bất ngờ nhưng vẫn duy trì đà phục hồi và tăng trưởng với các chỉ số chính cho thấy những chuyển biến tích cực", Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết. Cơ quan này lưu ý: "Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thức rằng môi trường quốc tế vẫn còn nhiều phức tạp, gay gắt và nền tảng phục hồi kinh tế trong nước chưa vững chắc".
Nền kinh tế Trung Quốc vẫn chịu áp lực một phần do chính sách kiểm soát chặt Covid-19, khiến hàng chục nghìn khách du lịch bị mắc kẹt trên đảo Hải Nam vào tháng 8.
Tháng 8 cũng ghi nhận nắng nóng và nhiệt độ tăng cao đỉnh điểm ở nhiều khu vực của Trung Quốc, khiến cho một số nơi phải cắt điện tạm thời.
Mặt khác, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 8 đã chậm lại, xuống còn 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này báo hiệu rằng động lực tăng trưởng của Trung Quốc có thể đang suy yếu khi nhu cầu toàn cầu giảm. Trong khi đó, nhu cầu nội địa vẫn yếu, với kim ngạch nhập khẩu chỉ tăng 0,3% so với một năm trước.
Bên cạnh đó, khủng hoảng bất động sản trên diện rộng cũng đang ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường. Vài tuần trước, nhà phát triển Trung Quốc Country Garden nhận định rằng, thị trường bất động sản đã "nhanh chóng rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng".
-
Honda và Nissan cân nhắc sáp nhập: Hướng đi tất yếu? -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Fed giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Nhật Bản bổ sung 90 tỷ USD cho gói kích thích kinh tế mới -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ -
Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ đóng cửa vì thiếu kinh phí
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up