
-
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng
-
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
-
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công
-
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử”
-
VNPT và Vingroup hợp tác cùng thúc đẩy chuyển đổi kép -
Công bố các sản phẩm, giải pháp, sáng kiến tiêu biểu trên Cổng 57
![]() |
Năm 2020, doanh thu thương mại điện tử sẽ chạm mốc 10 tỷ USD |
Theo Dự thảo Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2016-2020 do Bộ Công thương soạn thảo, đến 2020, phấn đấu 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người.
Cụ thể, doanh thu thương mại điện tử B2C tăng 20%/năm, đạt 10 tỷ USD, chiếm 5% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Mục tiêu cần đạt được vào năm 2020 mà Dự thảo đề cập tới là xây dựng và phát triển các tiện ích thanh toán thương mại điện tử và hệ thống quản lý thanh toán thương mại điện tử quốc gia để sử dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện tử, đặc biệt loại hình thương mại điện tử doanh nghiệp – người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp – doanh nghiệp (B2B), chính phủ – người dân (G2C), chính phủ – doanh nghiệp (G2B).
Mạng lưới dịch vụ vận chuyển, giao nhận cho thương mại điện tử bao phủ tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Hạ tầng an toàn, an ninh cho thương mại điện tử được phát triển với việc thiết lập các hệ thống quản lý, giám sát giao dịch thương mại điện tử; đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử và chứng thực chứng từ điện tử; các cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử.
Dự thảo nêu rõ, khuyến khích phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới, gắn thương mại điện tử với hoạt động xuất nhập khẩu, chiếm 15% doanh số thương mại điện tử B2C vào năm 2020.
Về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, Dự thảo đặt mục tiêu 60% doanh nghiệp hiện diện trên Internet, cập nhật thường xuyên thông tin giới thiệu và bán sản phẩm của doanh nghiệp.
80% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử trên Internet hoặc trên nền tảng di động; 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS) và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng;
Số liệu do Bộ Công thương công bố, tổng doanh thu từ thương mại điện tử B2C tại Việt Nam trong năm 2014 đã cán mốc 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước. Trong khi đó, năm 2013, doanh thu thương mại điện tử là 2,2 tỷ USD.
Cục Thượng mại điện tử và Công nghệ thông tin cũng cho biết, so với các quốc gia thì doanh thu từ thương mại điện tử của Việt Nam hiện còn khiêm tốn và chỉ cao hơn Indonesia với 2,6 tỷ USD năm 2014.
Trong khi đó, doanh thu bán lẻ thương mại điện tử của Australia năm 2014 đạt 16,3 tỷ USD, Ấn Độ 20,7 tỷ USD, Trung Quốc 217,3 tỷ USD, Hàn Quốc 10,5 tỷ USD, Hoa Kỳ 305,5 tỷ USD.

-
Thu hút nhân tài thực thi Nghị quyết số 57-NQ/TW -
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công -
Đưa thể chế thành cầu nối lan tỏa đến các nhà khoa học và doanh nghiệp -
Kế hoạch triển khai Phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" -
Thúc đẩy kinh tế báo chí: Điểm mới trong dự thảo Luật Báo chí sửa đổi -
Doanh nghiệp công nghệ kỳ vọng cao vào Nghị quyết 68-NQ/TW -
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử”
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây