-
Dự án chăn nuôi của THACO tại Bình Định tiếp tục được gia hạn -
Sản xuất, xuất khẩu phục hồi, cú hích cho tăng trưởng -
Doanh nghiệp Ninh Bình chung sức cùng địa phương khắc phục hậu quả bão số 3 -
Quảng Ninh: Gặp mặt doanh nghiệp, người dân, tìm giải pháp đưa hoạt động kinh tế - xã hội ổn định -
Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ -
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản
Đây là nhận định của TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tại tọa đàm Doanh trí và Phát triển do Viện Doanh Trí tổ chức.
Nền kinh tế Việt Nam đang ở đâu?
Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam tạm thời đi qua giai đoạn khó khăn và đang trong giai đoạn phục hồi, tuy nhiên có sự lệch chu kỳ giữa các nước phát triển và nguy cơ suy thoái là rất lớn.
Các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, doanh nhân chia sẻ tại tọa đàm Doanh trí và Phát triển do Viện Doanh Trí tổ chức. |
Chia sẻ tại tọa đàm Doanh trí và Phát triển, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam chưa lạc quan, với nhiều yếu tố không thuận lợi cho sự phát triển như: Chứng khoán biến động, bất động sản trầm lắng, trái phiếu doanh nghiệp đóng băng, lãi suất huy động càng ngày càng thấp…
Điển hình, từ đầu năm 2023 đến nay, đã có khoảng 13.000 doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, đóng cửa, phá sản, trong đó chiếm tỷ lệ lớn là các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, nhất là sau đại dịch Covid - 19, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp tiếp cận được nguồn lực hỗ trợ vẫn còn rất hạn chế.
“Cá nhân tôi cho rằng phải bắt đầu từ quý III/2024, nền kinh tế Việt Nam mới dần hồi phục. Các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển khi đó sẽ đến nhiều hơn, tạo động lực phục hồi tăng trưởng mạnh mẽ cho các doanh nghiệp…”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Cùng quan điểm, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng cho rằng, tình hình kinh tế Việt Nam sau tác động lớn của đại dịch Covid - 19 đã được cải thiện nhưng chưa thực sự rõ nét. Việc các đối tác kinh tế truyền thống như Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn sẽ khiến kinh tế Việt Nam chưa thể hồi phục hoàn toàn.
Tại Tọa đàm Doanh trí và Phát triển, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra những gợi ý, giải pháp thực tế về thể chế chính sách, hạ tầng và nguồn nhân lực nhằm giúp doanh nhân vượt khó, ổn định và phát triển trong năm 2024.
Các chuyên gia cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế liên quan đến các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, đầu tư, kinh doanh trong mọi lĩnh vực. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các gói chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các chính sách liên quan đến vốn và nguồn nhân lực.
Thêm vào đó, cần có các chính sách hỗ trợ đối với các mô hình kinh doanh mới, thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy các hoạt động thu hút đầu tư vốn trong hoạt động nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp, doanh nhân.
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Việt Nam đang có đội ngũ doanh nghiệp rất đông đảo. Đây là lực lượng đã góp phần viết lên câu chuyện thoát nghèo của dân tộc. Việt Nam có đạt được mục tiêu phát triển đến năm 2045 hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ doanh nghiệp mới, doanh nhân trẻ.
Doanh trí, tâm trí song hành
“Doanh trí là quan trọng, nhưng điều còn quan trọng hơn là tâm trí. Doanh trí thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tâm trí giúp doanh nhân kinh doanh có trách nhiệm. Doanh trí và tâm trí có thể xem là đôi cánh giúp doanh nghiệp phát triển”, TS. Vũ Tiến Lộc, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội nhận định.
“Thế giới chỉ chọn tiêu chuẩn, trời đất chỉ chọn tử tế. Do đó, doanh trí và tâm trí là rất quan trọng. Mỗi doanh nghiệp không cần phải dẫn đầu, mà điều lớn nhất là có ích, có năng lực nhân bản và có khả năng đóng góp vào sự phát triển chung...”
Ông Nguyễn Tất Thịnh, Chuyên gia chiến lược và xây dựng tổ chức, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển châu Á - Thái Bình Dương.
Về doanh trí, so với các thế hệ doanh nhân trước, thế hệ doanh nhân mới là một thế hệ doanh nhân không chỉ có năng lực lãnh đạo hay tài năng kinh doanh, mà còn có tầm nhìn công nghệ, có chiều sâu văn hóa, một thế hệ doanh nhân “rất nhân loại, rất dân tộc và cũng rất chính mình”.
Về tâm trí, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, tâm trí bắt nguồn từ trái tim, có một tâm trí tốt sẽ giúp chúng ta làm việc có trách nhiệm hơn. Đặc biệt, người vừa có tâm, vừa có trí ắt sẽ gặt hái được nhiều thành công trên con đường phát triển sự nghiệp.
Có thể nói, nền doanh trí mới sẽ giúp thế hệ doanh nhân mới tạo ra một nền quản trị mới và nền kinh thương mới. Khi mỗi doanh nhân nỗ lực khai mở doanh trí của mình cũng sẽ góp phần khai mở doanh trí của cả nền kinh thương nước nhà.
CEO Lê Dung, Viện trưởng Viện Doanh trí chia sẻ tại chương trình. |
Nói về nền doanh trí trong thời đại mới, CEO Lê Dung, Viện trưởng Viện Doanh Trí chia sẻ: “Sau 15 năm đồng hành với vai trò là nhà tư vấn và đào tạo cho các doanh nghiệp, tôi mong ước đem tri thức vào đúng vai trò là khớp nối mềm trong công cuộc phát triển kinh tế, bằng sự kết nối sức mạnh của 5 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà trường, nhà doanh nghiệp và nhà truyền thông biến những mơ ước xa xăm thành các dự án, đề tài cụ thể, tập hợp các cải tiến đơn lẻ thành sức mạnh đi tới.
Để đất nước Việt Nam không chỉ bắt kịp mà còn vượt người trên nhiều lĩnh vực, Viện Doanh Trí ra đời với sứ mệnh chấn hưng doanh trí gồm 3 mục: Khai doanh trí, Chấn doanh khí và Hậu doanh sinh."
Tại Tọa đàm Doanh trí và Phát triển, các chuyên gia kinh tế đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp rằng, khi gặp bất cứ khó khăn hay biến cố nào, kể cả khó khăn hay biến cố lớn, cũng đừng vội cho đó là thất bại, “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, hãy xem đó là một “phép thử” mà chúng ta phải vượt qua trước khi đón nhận một vận hội mới cho cuộc đời và sự nghiệp của mình.
Vừa qua, nhân kỷ niệm 1 năm thành lập, Viện Doanh Trí (trực thuộc Hội Hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam - ASEAN) đã chính thức ra mắt Trung tâm lễ nghi và đạo đức doanh trí.
Tại lễ ra mắt, TS. Nguyễn Đình Cung, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Doanh Trí đã trao quyết định thành lập Trung tâm lễ nghi và đạo đức doanh trí cho ông Lê Xuân Tùng, Chủ tịch tập đoàn F&F; CEO Lê Dung, Viện trưởng Viện Doanh Trí đã trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm lễ nghi và đạo đức doanh trí ông Phạm Đức Định.
Trung tâm lễ nghi và đạo đức doanh trí mong muốn tập hợp các chuyên gia là những nhà văn hóa, nhà giáo, doanh nhân… nhằm tìm kiếm các giải pháp thích hợp để cân bằng giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, góp phần cải thiện đạo đức xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
CEO Lê Dung, Viện trưởng Viện Doanh Trí trao quyết định bổ nhiệm giám đốc Trung tâm lễ nghi và đạo đức doanh trí cho ông Phạm Đức Định. |
-
Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ -
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản -
Nhập khẩu gạo vọt lên 843 triệu USD, sắp vượt cả năm 2023 -
Thiếu doanh nghiệp trong đối tượng hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh ngành nông nghiệp? -
Nguồn hàng vận chuyển tăng, Logistics Vicem (HTV) có lãi trở lại -
Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất -
[Chùm ảnh] Doanh nghiệp thủy sản hoang tàn sau bão Yagi
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam