-
SATRA chuẩn bị hơn 3.500 tấn hàng phục vụ Tết Ất Tỵ 2025 -
Năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9% -
Hà Nội: Vùng trồng khoai tây vụ Đông hứa hẹn bội thu -
Việt Nam thu 4,37 tỷ USD từ xuất khẩu điều -
Lần đầu tiên sầu riêng đông lạnh chuẩn xuất khẩu bán qua livestream -
Xuất khẩu nông sản về đích ngoạn mục
Gian hàng không người bán tại 18 Đại Linh (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm). |
Anh Nguyễn Hoàng Kiệt, quản lý cửa hàng cho biết: “Chúng tôi lấy ý tưởng từ mô hình gian hàng không người bán ở Nhật Bản, thùng đựng tiền đặt bên cạnh các giỏ rau củ, phù hợp trong thời điểm Hà Nội đang giãn cách xã hội. Gian hàng không có nhân viên phục vụ, chỉ có khách hàng trong quầy, hạn chế việc tiếp xúc đông người. Chuỗi gian hàng của chúng tôi chỉ mở phục vụ người dân trong thời gian giãn cách xã hội".
Mặc dù, cửa hàng ghi rõ: “Bạn khó cứ qua lấy về dùng. Hết dịch đi làm ta trả sau”, nhưng theo anh Nguyễn Hoàng Kiệt, sau hơn một tuần triển khai mô hình này, dù không có nhân viên giám sát song ý thức người dân rất cao, trung thực khi mua hàng.
Các loại rau, củ, quả đóng khay đồng giá 10.000 đồng. |
Ghi nhận tại gian hàng, mặt hàng được bày bán chủ yếu là các loại rau, củ, quả như cà rốt, cà chua, khoai tây, củ cải trắng, chanh, rau xanh...
Các mặt hàng được đóng gói cẩn thận và ghi mã vạch đầy đủ, hàng đảm bảo đủ tươi, ngon, đảm bảo có nguồn gốc và an toàn khi đến tay người tiêu dùng. Đồng thời, mức giá hợp lý, giúp đỡ người dân khó khăn cũng như người dân đang thực hiện giãn cách xã hội.
Dù không có nhân viên giám sát song ý thức người dân rất cao, trung thực khi mua hàng. |
Người dân tự chọn và đóng túi mặt hàng cần mua. Điều này tạo sự an toàn và đảm bảo giãn cách trong thời điểm dịch bệnh có những diễn biến phức tạp.
“Mỗi ngày, 6 chuỗi cửa hàng của chúng tôi đóng gói bán từ 80 đến 100 khay rau, củ, quả. Các loại rau, củ, quả này được nhập từ các hợp tác xã rau sạch bảo đảm luôn tươi ngon. Mỗi khay rau, củ được đóng gói, in mã vạch và đồng giá 10.000 đồng, giúp người mua dễ lựa chọn”, anh Nguyễn Hoàng Kiệt cho biết.
Cửa hàng mở từ 7h đến 8h30 mỗi ngày và đóng cửa vào lúc 21h để phục vụ người dân đi làm về muộn. Ngoài gian hàng chính ở 18 Đại Linh, mô hình này đang được triển khai ở 5 địa điểm khác gồm: 24 Trần Quốc Vượng, 276 Thượng Đình, 21 Khâm Thiên, 14 Đốc Ngữ và 81-83 Triều Khúc.
Dự kiến, mô hình sẽ mở rộng thêm 10 cơ sở, tập trung ở những địa điểm đông dân cư, xa chợ.
-
Lần đầu tiên sầu riêng đông lạnh chuẩn xuất khẩu bán qua livestream -
Xuất khẩu điện tử hướng tới mốc 140 tỷ USD -
Xây dựng 2 kịch bản xuất khẩu sang Mỹ năm 2025 -
Xuất khẩu nông sản về đích ngoạn mục -
Trung tâm mua sắm mới của AEON Việt Nam với quy mô 15.000 m2 sắp khai trương tại Hà Nội -
Thứ trưởng Bộ Công thương: Vụ 3.000 tấn giá đỗ ủ hóa chất không thuộc trách nhiệm Bộ Công thương -
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2024 tăng 4,25%
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả