-
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia
Trong muôn vàn tình yêu thương cho dân tộc Việt Nam, Bác Hồ luôn dành những tình cảm đặc biệt cho các thế hệ thiếu niên, nhi đồng |
Phấn đấu theo tiêu chí “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” chính là thực hiện giá trị văn hóa với ý nghĩa lớn lao đó, là tầm nhìn thời đại, biểu thị những giá trị và kết tinh những nội dung cơ bản nhất của văn hóa Hồ Chí Minh.
1.
Tinh thần độc lập, tự do của dân tộc ta được tích hợp và nuôi dưỡng qua hàng ngàn năm trong tiến trình xây dựng quốc gia độc lập trước công nguyên và mười thế kỷ sau đó lại kiên trì tranh đấu để hồi sinh nền độc lập ấy và đưa tới sự ra đời của Nhà nước độc lập Đại Cồ Việt. Tinh thần đó lại được hấp thụ thêm năng lượng mới trong thiên niên kỷ thứ hai khi quyết bảo vệ không gian sinh tồn của dân tộc với sự khẳng định qua tuyên ngôn “Nam quốc sơn hà” (thế kỷ X) và “Bình Ngô đại cáo” (thế kỷ XV). Toàn bộ năng lượng đó đã hun đúc thành ý chí quyết tâm cứu nước, cứu dân của Người chiến sỹ cộng sản - Chủ tịch Hồ Chí Minh -trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.
Ngay khi tới Pháp, dù là người dân của nước nô lệ, Người đã nói: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập”. Năm 1945, là Chủ tịch nước Việt Nam mới, Người vẫn khẳng định: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng dự kiến khai mạc ngày 24/11/2021, sẽ tổ chức theo hình thức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố và một số bộ, ngành. Đặc biệt, Hội nghị sẽ có sự tham dự và phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hội nghị nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua. Hội nghị cũng là diễn đàn lắng nghe góp ý để khắc phục hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực văn hóa; xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc…, từ đó thống nhất phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021 - 2026, tầm nhìn đến năm 2045.
Hai câu nói này ở hai địa điểm, thời điểm cách xa nhau và trên hai vị trí khác biệt, nhưng đều biểu cảm một tinh thần văn hóa Việt không thay đổi của Người về mục tiêu giành quyền tự nhiên của con người cho dân tộc và người dân Việt Nam. Đó cũng là động lực tạo ra sức mạnh bền bỉ để Người có thể trải qua cuộc hành trình 30 năm (1911 - 1941) hết sức cam go trong một thế giới toàn trị của chủ nghĩa đế quốc ở nửa đầu thế kỷ XX để tìm con đường cách mạng đúng đắn và chuẩn bị đầy đủ những điều kiện để thực hiện cái “cần nhất trên đời”, cũng là “ham muốn tột bậc” của Người và của nhân dân Việt Nam.
Trong quá trình đó, năng lượng văn hóa Việt tích lũy qua hàng ngàn năm lịch sử lại được Người tích hợp lại khi xác định “quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”. Với tinh thần ấy, cho dù nghèo đói và gần như tay không, toàn dân đã đoàn kết xung quanh Người và Đảng ta trong Mặt trận Việt Minh để vùng lên làm thay đổi số phận của cả dân tộc bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Với triết lý: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại lập tức lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụ làm cho nhân dân ta hạnh phúc, xứng đáng là công dân tự do của một nước độc lập. Người chỉ thị: “Chúng ta phải thực hiện ngay:
1. Làm cho dân có ăn.
2. Làm cho dân có mặc.
3. Làm cho dân có chỗ ở.
4. Làm cho dân có học hành.
Cái mục đích chúng ta đi đến là bốn điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập”.
Đó là những căn nguyên để Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định tiêu chí của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chuỗi giá trị văn hóa về quyền dân tộc và quyền con người Việt Nam là “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
Tiêu chí này không chỉ biểu thị đặc trưng nhất tinh thần, mà còn thể hiện văn minh chính trị của dân tộc Việt Nam trước nhân loại, bởi nó là kết quả trực tiếp của cuộc cách mạng với 3 nội dung to lớn là xóa bỏ chủ nghĩa thực dân suy đồi, chống chủ nghĩa phát xít tàn bạo, lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời và trở thành tiêu chí của nhà nước dân chủ mới ở nước ta phù hợp với sự tiến hóa của dân tộc và nhân loại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý”. Theo Người: “Ra sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân - tức là phục tùng chân lý”. Do đó, phục vụ cho sự nghiệp vì mục tiêu Độc lập, vì lợi ích của nhân dân là Tự do, Hạnh phúc là phục tùng chân lý, là thực hiện chân lý”.
Bởi vậy, tiêu chí “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” không chỉ hội tụ tinh thần Việt, văn minh Việt, mà còn biểu đạt rõ ràng chân lý Việt về quyền dân tộc và con người được kết tinh trong văn hóa Hồ Chí Minh.
2.
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc là mục tiêu cơ bản của Nhà nước ta, là mục đích đi tới, nhưng ở những điều kiện lịch sử cụ thể, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại biểu thị thành các mục tiêu chiến lược sát hợp với yêu cầu nhiệm vụ ở từng giai đoạn lịch sử nhất định của cách mạng nước ta.
Sau Cách mạng Tháng Tám, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai, bắt đầu với mưu toan chia cắt Nam bộ. Hòa bình, thống nhất của đất nước, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc bị đe dọa. Trước tình hình đó, từ mục tiêu cơ bản Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, Người đã nêu mục tiêu trước mắt cho cách mạng nước ta là xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, phú cường.
Cuộc tranh đấu của nhân dân ta để bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc trước sự xâm lăng của thực dân Pháp cũng đồng thời là bảo vệ sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Khẩu hiệu chiến lược đó đáp ứng nguyện vọng của toàn dân ta và tạo ra tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, đồng thời cũng là chất liệu tinh thần đoàn kết dân tộc Việt Nam kiên cường tiến hành cuộc trường kỳ kháng chiến, toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh để tạo nên kỳ tích Chiến thắng Điện Biên Phủ. Hiệp định Genève đã công nhận và cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Genève và tiến hành chiến tranh xâm lược ở miền Nam mưu toan phá hoại sự thống nhất đất nước. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nêu lên khẩu hiệu chiến lược là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh để đoàn kết toàn dân trong cuộc tranh đấu bảo vệ hòa bình, giải phóng đất nước để thống nhất Tổ quốc.
Từ mục tiêu cơ bản Độc lập - Tự do - Hạnh phúc đến khẩu hiệu chiến lược đó, với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đoàn kết toàn dân, đoàn kết các lực lượng đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới, tạo ra sức mạnh vô địch đưa tới thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, tiến tới hòa bình thống nhất của Tổ quốc năm 1976. “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” mà Người đã nêu lên được tạc vào thế kỷ XX như một chân lý vĩ đại chính là một biểu đạt tiêu chí của Nhà nước ta.
Tiêu chí “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” còn thể hiện giá trị định hướng cho sự phát triển của đất nước trong xây dựng xã hội mới. Từ tiêu chí này, Người chỉ rõ: “Chúng ta tiến lên xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa tức là một nước có một cuộc đời ấm no, bình đẳng, tự do và độc lập, tức là nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Nội dung đó được khẳng định rất rõ trong “Điều mong muốn cuối cùng” của Người là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Năm 1976, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn giữ nguyên tiêu chí “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” là sự khẳng định tính bất biến và giá trị định hướng cho sự phát triển của Việt Nam.
Tiêu chí “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” đã dẫn dắt dân tộc ta đưa tới thắng lợi, giành lại độc lập, thống nhất hoàn toàn cho Tổ quốc. Ngày nay, tiêu chí đó vẫn tiếp tục thể hiện khát vọng của dân tộc ta với những mục tiêu cơ bản là lợi ích dân tộc và con người.
Kiên định mục tiêu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” cũng chính là kiên trì con đường của cách mạng nước ta. Đó là độc lập dân tộc phải gắn liền với xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa - để đem lại Tự do - Hạnh phúc thật sự cho con người Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Kiên trì tiêu chí đó để tạo ra nội lực và ngoại lực với sự kết hợp đoàn kết toàn dân với đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng xã hội mới để giải phóng toàn diện đối với con người Việt Nam.
Có thể nói, nêu cao tiêu chí “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” là nêu cao giá trị tinh thần, văn minh, chân lý Việt, là thực hiện những giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, là xác định hướng đi đúng đắn theo chỉ dẫn của Người trong sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội của Tổ quốc trong hiện tại và tương lai. Nhìn vào tiêu chí đó, chúng ta thấy nhiệm vụ phải thực hiện hàng ngày, đó chính là sự phục tùng và thực hành chân lý của mỗi người Việt Nam.
Vì Hạnh phúc phải đấu tranh cho Tự do. Để có Tự do phải chiến đấu giành lấy Độc lập và xây dựng xã hội mới ngày càng đảm bảo cho sự hoàn thiện của tiêu chí “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Cho dù thế giới có những biến đổi, nhưng tiêu chí đó vẫn là mục tiêu mà các dân tộc hướng đến. Trên ý nghĩa đó, “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” là tầm nhìn thời đại, biểu thị những giá trị và kết tinh những nội dung cơ bản nhất của văn hóa Hồ Chí Minh.
-
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025