
-
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Hưng Yên
-
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính
-
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
-
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ tại An Giang
-
Cảng biển tạm dừng hoạt động, Hải quan Hải Phòng lập 3 tổ công tác ứng phó bão -
[Longform] Hà Nội trong hành trình xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, vì dân
![]() |
Ông Nguyễn Thế Quân, Phó trưởng ban, Ban Thống kê môi trường và xã hội (Cục Thống kê, Bộ Tài chính). |
Cục Thống kê vừa công bố kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2024. Theo ông, lần khảo sát này có điểm gì mới so với các năm trước?
Khảo sát mức sống dân cư năm 2024 là cuộc điều tra chọn mẫu nhằm thu thập thông tin, tổng hợp và biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia về mức sống hộ dân cư để đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê trong việc đánh giá thực trạng đời sống của dân cư; đo lường sự phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng dân cư, phục vụ hoạch định chính sách, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026-2030 của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các địa phương.
Cuộc khảo sát lần này được tiến hành trên cả nước, với gần 47.000 hộ gia đình đại diện cho toàn quốc, khu vực thành thị - nông thôn, vùng kinh tế - xã hội và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhằm thu thập các thông tin cơ bản về đời sống của người dân, gồm thu nhập, chi tiêu, nhân khẩu học, giáo dục, y tế, việc làm, đồ dùng lâu bền, nhà ở, điện, nước, điều kiện vệ sinh, tiếp cận các chương trình an sinh xã hội, công nghệ thông tin và truyền thông...
So với các năm trước, khảo sát mức sống dân cư năm 2024 thu thập thêm các thông tin tính quyền số của Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) cho giai đoạn 2025-2030.
Ông đánh giá thế nào về mức độ chính xác khi thực hiện khảo sát chọn mẫu với 47.000 hộ gia đình?
Cỡ mẫu 47.000 hộ được chọn một cách khoa học, đảm bảo tổng hợp được các chỉ tiêu đại diện cho toàn quốc, khu vực thành thị - nông thôn, vùng kinh tế - xã hội và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bên cạnh đó, chúng tôi đã chuyển đổi phương pháp thu thập thông tin từ truyền thống là dùng phiếu giấy sang hình thức phiếu điện tử (CAPI), kết hợp GPS để đảm bảo độ chính xác về địa lý. Ngoài ra, chúng tôi cũng tăng cường kiểm tra giám sát trực tiếp tại địa bàn và trực tuyến trong quá trình thu thập và xử lý số liệu. Mục tiêu là đảm bảo dữ liệu vừa nhanh chóng, chính xác, vừa phản ánh chân thực đời sống của người dân trên mọi vùng miền.
Dữ liệu khảo sát do Cục Thống kê thực hiện là nguồn thông tin đầu vào rất quan trọng cho việc xây dựng, điều chỉnh các chính sách an sinh xã hội như chính sách xóa nhà tạm, xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội, miễn học phí cho tất cả học sinh phổ thông và bậc mầm non, tiến tới miễn bảo hiểm y tế cho toàn dân... Ngoài ra, kết quả của cuộc khảo sát cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình Giảm nghèo bền vững, Chương trình Xây dựng nông thôn mới.
Theo kết quả khảo sát, năm 2024, chi cho giáo dục, đào tạo bình quân một người đi học là 9,5 triệu đồng, là mức chi khá lớn đối với hộ gia đình có thu nhập thấp. Có thể nói, việc miễn học phí cho bậc học phổ thông và mầm non kể từ năm học 2025-2026 sẽ giúp hàng triệu hộ gia đình giảm bớt gánh nặng tài chính, thưa ông?
Hiện cả nước có khoảng 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên) nên việc Nhà nước miễn học phí cho toàn bộ bậc mầm non và giáo dục phổ thông từ năm học 2025 - 2026 là một chính sách có tác động rất tích cực đến đời sống của người dân.
Trước hết, giúp giảm gánh nặng tài chính trực tiếp cho các hộ gia đình, nhất là nhóm hộ nghèo, cận nghèo và các hộ ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa.
Về dài hạn, chính sách này không chỉ hỗ trợ người dân về mặt kinh tế, mà còn góp phần tăng khả năng tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng, giảm tỷ lệ bỏ học do khó khăn tài chính, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Dữ liệu của chúng tôi cũng cho thấy, khi chi phí học tập giảm, hộ gia đình có xu hướng đầu tư thêm vào các hoạt động giáo dục bổ trợ như kỹ năng mềm, công nghệ thông tin hoặc ngoại ngữ - những yếu tố rất cần thiết trong thị trường lao động hiện đại.
Tuy nhiên, chính sách này cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về năng lực của hệ thống giáo dục công lập, từ đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất đến chất lượng giảng dạy, để đảm bảo mọi học sinh đều được hưởng quyền lợi học tập công bằng, hiệu quả.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, năm 2024, trung bình một người dân có khám chữa bệnh chi khoảng 3,5 triệu đồng. Theo ông, việc miễn viện phí tác động ra sao tới sức khỏe toàn dân?
Mức chi tiêu cho việc chăm sóc sức khỏe bình quân của một người dân có khám chữa bệnh là 3,5 triệu đồng, tăng gần 42% so với năm 2022, cho thấy người dân ngày càng quan tâm hơn đến bảo vệ sức khỏe. Phần khác là nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến việc chăm sóc sức khỏe toàn dân, nên hiện đã có hơn 93% người dân có thẻ bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ/giấy khám chữa bệnh miễn phí.
Số tiền chi trả cho việc khám chữa bệnh bao gồm cả chi phí khám bệnh, mua thuốc, xét nghiệm, viện phí và các khoản điều trị ngoài bảo hiểm y tế chi trả. Đây là một gánh nặng tài chính không nhỏ, đặc biệt với các hộ gia đình thu nhập thấp, người cao tuổi, hoặc những trường hợp mắc bệnh mãn tính cần điều trị dài ngày. Vì vậy, việc Bộ Chính trị quyết định miễn phí khám chữa bệnh cho toàn dân là một bước tiến quan trọng về chính sách xã hội, thể hiện rõ tinh thần lấy người dân làm trung tâm trong phát triển. Từ góc độ thống kê và đánh giá tác động chính sách, tôi cho rằng, chủ trương này sẽ tạo ra ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội, không chỉ trong ngắn hạn, mà cả dài hạn.
Trước hết, chính sách này sẽ giảm gánh nặng chi tiêu trực tiếp cho người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, lao động tự do, người cao tuổi không có lương hưu - những nhóm thường có mức độ tiếp cận dịch vụ y tế hạn chế. Khi người dân không còn phải lo lắng về chi phí khám chữa bệnh, họ sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe, khám định kỳ, phát hiện và điều trị sớm bệnh tật, từ đó giảm thiểu nguy cơ bệnh chuyển nặng hoặc phát sinh biến chứng.
Thứ hai, chính sách này có thể góp phần thu hẹp bất bình đẳng trong tiếp cận y tế, đặc biệt giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa người có và không có bảo hiểm y tế. Chính sách miễn phí khám chữa bệnh là một bước đi rất nhân văn, phù hợp với xu hướng tiến bộ xã hội.
Dữ liệu thống kê sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi tác động, phân tích hiệu quả chính sách và hỗ trợ điều chỉnh kịp thời, nhằm bảo đảm mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe công bằng, chất lượng và bền vững.

-
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Hưng Yên
-
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính
-
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
-
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ tại An Giang -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại Hải Phòng -
Cảng biển tạm dừng hoạt động, Hải quan Hải Phòng lập 3 tổ công tác ứng phó bão -
[Longform] Hà Nội trong hành trình xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, vì dân -
Cục Hải quan ban hành công điện khẩn ứng phó với cơn bão số 3 (WIPHA) -
Tăng trưởng bền vững phải dựa vào thị trường nội địa -
Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
1 Đề xuất tính thuế dựa trên số lần giao dịch bất động sản, cao nhất lên tới 10% giá bán
-
2 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
3 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
4 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo