Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Đón sóng du lịch MICE
Hồ Hạ - 25/01/2021 20:39
 
Covid-19 khiến các cuộc hội họp trực tiếp bị ngưng trệ với việc kiểm soát tốt dịch bệnh, các chuyên gia tin tưởng, năm 2021, Việt Nam có nhiều cơ hội đón sóng du lịch MICE.
Việt Nam là điểm đến của du lịch MICE trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Việt Nam là điểm đến của du lịch MICE trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Tiềm năng lớn

Du lịch MICE (Meeting Incentive Conference Event: du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng) chính thức xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1990 và đã có bước phát triển nhanh chóng. Ðối tượng khách đến Việt Nam khá phong dài ngày.phú. Không chỉ là khách quốc tế, các tập đoàn nước ngoài, công ty liên doanh đang hoạt động ở Việt Nam, mà có cả khách từ các doanh nghiệp trong nước. Loại hình du lịch này đem lại hiệu quả cao nhờ lượng khách đông, tập trung và có mức chi tiêu cao. So với các đối tượng du khách khác, đây là khách hạng sang, sử dụng những dịch vụ cao cấp, thời gian lưu trú

Tổ chức Du lịch thế giới dự báo, đến năm 2025, riêng ngành công nghiệp du lịch MICE thu được trên 1.400 tỷ USD. Hai khu vực lớn nhất là châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam đang nổi lên là điểm đến du lịch MICE hàng đầu khu vực. Do đó, chúng ta cần tạo ra sản phẩm du lịch MICE chất lượng, đa dạng, khác biệt để hấp dẫn du khách, tạo lợi thế cạnh tranh với các thị trường phát triển trên thế giới.

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch

Ngoài lợi ích cho ngành du lịch, MICE còn tác động đến nhiều ngành kinh tế khác, bởi có đặc thù là sản phẩm tổng hợp của các sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp tổ chức các sự kiện trên cơ sở yêu cầu phát triển hạ tầng. Những chương trình du lịch MICE thường có sự tham gia của các chính khách, doanh nhân, nghệ sỹ. Đây là cơ hội quảng bá tiếp thị tốt cho điểm đến du lịch.

Theo đánh giá của các chuyên gia, khoảng 5 năm gần đây, du lịch MICE phát triển nhanh tại Việt Nam, đưa “mảnh đất hình chữ S” trở thành điểm đến du lịch MICE của khu vực. Trong tương lai, đây hứa hẹn là một trong những nguồn khách chính, mang lại nguồn thu lớn nhất cho ngành kinh tế xanh.

Thế nhưng, Covid-19 ập đến gần như khiến dòng sản phẩm này vỡ vụn, bởi các lệnh giãn cách xã hội, bởi dòng dịch chuyển đóng băng, bởi ứng dụng công nghệ, nhất là các ứng dụng họp nhóm trực tuyến chiếm thế thượng phong.

Đánh giá khả năng phục hồi của du lịch MICE ở Việt Nam năm 2021, trong bối cảnh kỷ nguyên Covid-19, CEO VietSense Travel Nguyễn Văn Tài cho biết: “Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế có khả năng phục hồi nhanh nhất nếu Covid-19 được kiểm soát. Du lịch được phục hồi, lập tức ngành công nghiệp du lịch MICE sẽ phát triển rất nhanh sau thời gian dài bị dồn nén”.

Tạo dựng thương hiệu du lịch MICE

CEO VietSense Travel cho rằng, ngay từ bây giờ, Việt Nam cần định hướng cũng như có các giải pháp chuẩn bị trước cho việc đón nhận thời cơ mới. “Trong năm 2021, dịch bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp trên thế giới, gây khó khăn cho tổ chức các sự kiện quốc tế ở Việt Nam. Nhưng với tình hình kiểm soát tốt dịch bệnh trong nước, chúng ta hoàn toàn có thể phục hồi và mở rộng phát triển loại hình du lịch MICE, để từ đó biến Việt Nam thành điểm đến MICE hoàn hảo, trở thành trung tâm du lịch MICE của khu vực và quốc tế”, ông Tài phân tích.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho rằng, để phục hồi lại du lịch MICE trong giai đoạn tới, cần rất nhiều điều kiện, trong đó hạ tầng vô cùng quan trọng đối với du lịch MICE. Theo ông Tuấn, 5 năm qua, trước hết nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật được đầu tư hiện đại, nên du lịch MICE của Việt Nam mới có thể phát triển nhanh. Tuy nhiên, nhu cầu và tiềm năng của loại hình này rất lớn, nhưng Việt Nam mới khai thác được một phần nhỏ. Do đó, cần tiếp tục đầu tư hạ tầng, để MICE thực sự trở thành phân khúc chính của du lịch Việt Nam.

Theo dự báo của Viện nghiên cứu Phát triển du lịch, trong năm 2021, tình hình sẽ còn khó khăn và chắc chắn việc mở cửa với thị trường khách quốc tế là rất khó.

“Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt nhất, cũng phải đến cuối năm 2021 mới có thể le lói một vài thị trường có thể mở cửa đón khách. Năm nay, chúng ta cần tập trung thúc đẩy thị trường nội địa”, ông Tuấn nhận định và cho rằng, Việt Nam may mắn kiểm soát dịch bệnh tốt và trở thành điểm đến an toàn, do đó, cần đầu tư tạo sản phẩm đa dạng, thu hút khách trong nước và đáp ứng nhu cầu đang bị nén do không thể xuất ngoại của người dân.

Một yếu tố nữa cũng rất quan trọng được CEO VietSense Travel Nguyễn Văn Tài bàn luận là làm sao để giữ chân và đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong kỷ nguyên Covid-19. Bởi, khi họ di chuyển sang ngành nghề khác thì sau này hết dịch bệnh, du lịch có cơ hội phục hồi nhanh, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động. “Tôi nghĩ, việc này cần giải pháp vĩ mô từ Chính phủ, phải có những chỉ đạo quyết liệt và hỗ trợ đối với ngành du lịch ở cả địa phương”, ông Tài nhấn mạnh.

Song song với đó, cần quảng bá xúc tiến và khẳng định vai trò quan trọng của truyền thông. Khi dịch bệnh được kiểm soát, truyền thông quốc tế, xúc tiến quảng bá quốc tế là vô cùng quan trọng để tạo dựng thương hiệu cho du lịch Việt Nam là điểm đến hàng đầu của du lịch MICE trong khu vực và trên thế giới.

5 lý do Hàn Quốc là lựa chọn hàng đầu cho loại hình du lịch MICE
Gần đây, Hàn Quốc đã và đang trở thành một trong những cái tên sáng giá trên bản đồ du lịch MICE thế giới. Vậy điều gì đã làm nên sự hấp...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư