-
IMF: Tăng trưởng toàn cầu năm 2025 ổn định, lạm phát tiếp tục giảm -
Các ngân hàng Trung Quốc gặp thách thức lớn -
Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 duy trì ở mức 2,8% -
Giá vàng thế giới trở lại ổn định, nhưng không loại trừ đạt mốc 3.000 USD trong năm 2025 -
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025
Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo. Ảnh: AFP |
Thủ trưởng Tài chính Wally Adeyemo bình luận trên đài CNBC rằng: “Một trong những điều chúng tôi ghi nhận là tài sản số mở ra các cơ hội cho nền kinh tế Mỹ theo nhiều cách, nhưng nó đi kèm những thách thức”.
"Tài sản số có thể được dùng để chuyển tiền bất hợp pháp qua nền tảng số theo cách không đụng đến đồng đô la Mỹ để chúng tôi không dễ dàng phát hiện. Nhưng bằng cách phối hợp với các quốc gia trên thế giới, chúng tôi có thể giải quyết rủi ro này bằng cách kêu gọi những người tạo ra tài sản số tuân thủ chặt chẽ hơn các quy định về chống rửa tiền", ông Wally Adeyemo nhấn mạnh.
"Điều thúc đẩy vị thế của đồng đô la Mỹ trên thế giới là các quyết định của chúng tôi về việc đầu tư vào nền kinh tế nước mình. Lý do mà mọi người tham gia vào nền kinh tế dựa trên đồng đô la Mỹ... là vì họ muốn đầu tư vào Mỹ", Thứ trưởng Wally Adeyemo nói thêm.
Đơn cử trong các khoản đầu tư đó là gói đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá hơn 1.000 tỷ USD vừa đã được ký ban hành thành luật. Gói đầu tư này sẽ giúp "khơi thông tiềm năng" của nền kinh tế Mỹ và tạo cơ hội đầu tư cho các chính phủ khác.
"Khi nền kinh tế Mỹ phát triển, sẽ tạo cơ hội cho nền kinh tế toàn cầu phát triển và khi điều đó xảy ra, đồng đô la Mỹ sẽ vẫn là đồng tiền thống trị trên thế giới", Thứ trưởng Wally Adeyemo lý giải.
Quan điểm của ông Wally Adeyemo trùng khớp với những bình luận trước đó của ông James Bullard, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh thành phố St. Louis. Ông James Bullard đã bác bỏ lối suy luận rằng Bitcoin và các tài sản số khác là mối đe dọa nghiêm trọng đến vị thế lâu nay của đồng đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ của thế giới.
Đối với câu hỏi rằng liệu đồng rúp kỹ thuật số của Nga có thể khiến các lệnh trừng phạt của Mỹ trở nên kém hữu hiệu hay không, Thứ trưởng Wally Adeyemo nói: "Chúng tôi tin rằng ngay cả khi đồng rúp kỹ thuật số hoặc các loại tiền số khác có hiệu lực, các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ tác động đến các nền kinh tế đó, đơn giản bởi vì nền kinh tế toàn cầu vẫn được kết nối với nhau".
"Các công ty ở Nga vẫn đang kinh doanh ở rất nhiều nơi trên thế giới. Phần lớn hoạt động kinh doanh đó được thực hiện bằng đô la Mỹ, nó được thực hiện qua các tổ chức tài chính của Mỹ và đó là bởi nền kinh tế Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới", Thứ trưởng Wally Adeyemo dẫn giải.
Đại diện Bộ Tài chính Mỹ cho biết, một khi triển khai các khoản đầu tư cần thiết, Washington vẫn sẽ có khả năng áp dụng các lệnh trừng phạt để đảm bảo ngăn chặn những vấn đề có thể xảy ra, chẳng hạn như giao dịch tài chính bất hợp pháp thông qua nền tảng số.
Trong những năm gần đây, Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga vì một số lý do, từ vụ nghi ngờ đầu độc các chính trị gia đối lập đến can thiệp bầu cử và tấn công mạng.
Những bình luận trên của Thứ trưởng Tài chính Mỹ đã bổ sung cho báo cáo mà cơ quan này công bố vào tháng trước, trong đó chỉ ra một số tác động của các lệnh trừng phạt đến tiền số.
Dẫu vậy, "sự ra đời của tiền số khiến các biện pháp trừng phạt của Mỹ khó phát huy tác dụng hơn", Thứ trưởng Wally Adeyemo thừa nhận với Thượng viện Mỹ vào tháng trước.
Tuần trước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, bà Elvira Nabiullina cho biết cơ quan này sẽ ra mắt giao thức của nền tảng giao dịch đồng rúp kỹ thuật số vào đầu năm tới, theo Reuters. Tuy nhiên, Nga sẽ tiến hành thử nghiệm trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về việc ra mắt đồng rúp kỹ thuật số.
Phát biểu trên đài CNBC, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga cho biết bà hy vọng tiền số sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai của các hệ thống tài chính khi nền kinh tế này chuyển đổi số.
Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đang phát triển các loại tiền số quốc gia. Phía những người ủng hộ cho rằng phát hành tiền số có thể thúc đẩy nền tài chính bao trùm và giúp các giao dịch xuyên biên giới trở nên dễ dàng hơn.
-
Giá vàng thế giới trở lại ổn định, nhưng không loại trừ đạt mốc 3.000 USD trong năm 2025 -
Châu Á gặp thách thức lớn khi đồng đô la Mỹ mạnh lên -
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Mỹ đón 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung tâm dữ liệu -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Nhật Bản đầu tư 6,3 tỷ USD tăng số lượng tàu vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) -
Microsoft đầu tư 80 tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/1 -
2 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
3 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
4 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
5 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam